Hút thuốc lá trực tiếp hay thụ động đều có thể làm thay đổi ADN của thai nhi

Có rất nhiều khuyến cáo rằng người mẹ mang thai cần tránh xa thuốc lá để tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nhưng rất nhiều thai phụ vẫn chủ quan cho rằng tiếp xúc với khói thuốc lá không ảnh hưởng đến thai nhi như khi hút thuốc. Theo nghiên cứu cho thấy hút thuốc lá trực tiếp hay thụ động đều có thể làm thay đổi ADN của thai nhi.

Người mẹ mang thai tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên có tác động tương tự như những mẹ bầu hút thuốc trong suốt quá trình mang thai

Thực trạng ảnh hưởng của thuốc lá đối với thai nhi

Theo kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học đã phân tích thói quen hút thuốc lá của 173 người mẹ trong thời gian mang thai. Sau khi sinh tiến hành thu mẫu tế bào của các cặp mẹ con đó để phân tích, kết quả xet nghiem ADN cho thấy tỉ lệ biến đổi ADN Methylation trong gene AXL ở những bé có mẹ hút thuốc trong quá trình mang thai cao gấp đôi so với những bé thuộc nhóm của người mẹ không hút thuốc. Sự đột biến của gene AXL có thể gây ung thư cho những trẻ đó.

Để tìm hiểu sâu hơn nữa về những thay đổi trong tận gốc rễ của ADN thai nhi, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã tiến hành cuộc phân tích tổng hợp về sự ảnh hưởng của thuốc lá đối với sự thay đổi hóa học tác động lên ADN thai nhi, được gọi là quá trình methyl hóa.

Kết quả cuộc nghiên cứu cho thấy, trong hơn 6 nghìn trẻ được nghiên cứu có 13% trẻ được sinh ra từ những người mẹ sử dụng thuốc lá thường xuyên trong suốt quá trình mang thai, hơn 20% trẻ được sinh ra từ những người mẹ hút thuốc không thường xuyên hoặc bỏ thuốc sớm khi biết mình mang thai. Những em bé có người mẹ hút thuốc thường xuyên trong quá trình mang thai, các nhà khoa học đã xác định được đến 6073 điểm ADN bị biến đổi so với nhóm trẻ có mẹ không hút thuốc. Khoảng một nửa số điểm này có thể được gắn với một gen cụ thể.


Sự biến đổi ADN thai nhi do ảnh hưởng của thuốc lá khiến cho sự phát triển của thai nhi bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Thuốc lá làm biến đổi ADN của thai nhi

Khoa học đã kết luận, ADN Methylation có thể làm thay đổi chức năng bình thường của một gene, việc biến đổi này có di truyền từ mẹ sang con, trở thành nguyên nhân làm cho thai nhi dễ mắc những hội chứng dị tật bẩm sinh hơn so với những thai nhi khác, đặc biệt là đối với những loại bệnh về phổi, hen suyễn.

Nghiên cứu của PGS. Carrie Breton kết luận: “Các gen bị biến đổi dường như rất dễ bị tác động do chúng đến từ cha hoặc mẹ, và chỉ có một bản sao từ một nhiễm sắc thể trong ADN là hoạt động. Bất cứ một thay đổi nào cũng đều có thể tác động lớn đến sự biểu hiện và chức năng của gen.”

Tiến sĩ Bonnie Joubert – nhà dịch tễ học tại Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường quốc gia Hoa Kỳ từng nói: “Có nhiều dấu hiệu trong sự phát triển của thai nhi”, những thay đổi trong các gene chủ yếu làm ảnh hưởng đến sự phát triển của phổi, hệ thần kinh, một số loại bệnh ung thư, các hội chứng dị tật bẩm sinh,…

Nhiều kết quả nghiên cứu sự thay đổi ADN được lưu trong các mẫu máu cuống rốn ở trẻ sơ sinh cho thấy sự thay đổi này ít rõ ràng hơn ở những bà mẹ ít tiếp xúc với thuốc trong quá trình mang thai. Loại trừ những yếu tố khác có khả năng gây ra những đột biến cho thai nhi chẳng hạn như độ tuổi mang thai của người mẹ, tình trạng kinh tế,… Thì tỉ lệ này giảm xuống rất nhiều ở những người mẹ mang thai không hút thuốc hoặc có môi trường sống lành mạnh.

Nhận xét