VTV.vn - Là người đã có hơn 40 năm gắn bó với chuyên ngành giám định, xét nghiệm adn, Đại tá Hà Quốc Khanh không bao giờ cho phép bản thân chủ quan khi làm việc.
"Để có kết quả xét nghiệm chính xác, bên cạnh yếu tố chất lượng máy móc, trang thiết bị thì quan trọng hơn cả là quy trình lấy mẫu, đặc biệt là trình độ chuyên môn của người làm xét nghiệm và người đọc kết quả".
"Làm nghề giám định, nhất là giám định ADN cần phải có cả cái tâm và tầm, đồng thời không được phép chủ quan, bởi chỉ một sai lầm nhỏ về kết quả ADN có thể ảnh hưởng tới cuộc sống, thậm chí có thể gây ra bi kịch cho một gia đình" - Đại tá Hà Quốc Khanh, nguyên Giám đốc Trung tâm Giám định ADN, nguyên Phó Viện trưởng Viện khoa học hình sự, Bộ Công an, hiện là cố vấn khoa học tại Công ty cổ phần phân tích di truyền đã mở đầu câu chuyện với chúng tôi bằng những chia sẻ như vậy.
Chân dung Đại tá Hà Quốc Khanh tại phòng xét nghiệm ADN Quốc tế GENTIS
Chuyên gia giám định "gắn liền" với những đại án, sự kiện chấn động dư luận
Trò chuyện với chúng tôi, Đại tá bảo "các bạn hỏi tôi có nhớ đã giám định, xét nghiệm bao nhiêu mẫu ADN, thì tôi không thể nhớ nổi. Tôi đã có hơn 40 năm gắn bó với nghề cơ mà"... Thế nhưng khi các phóng viên nói đến chuyện tên tuổi của ông luôn được gắn với lần giám định mẫu ADN của các vụ đại án, sự việc gây chấn động dư luận trong nhiều năm qua thì Đại tá Khanh như "bắt được mạch".
Chắc hẳn nhiều người khó có thể quên đại án giết cả gia đình cướp tiệm vàng gây chấn động dư luận cách đây 8 năm xảy ra tại Phố Sản, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Đại tá Khanh ngày đó với vai trò là Phó Viện trưởng Viện khoa học hình sự, Bộ Công an (phụ trách chuyên môn Trung tâm giám định sinh học pháp lý) đã cùng các các giám định viên của Trung tâm tập trung phân tích các dấu vết.
Kết quả giám định ADN từ các dấu vết máu cho thấy, tại hiện trường ngoài mẫu máu của nạn nhân còn có một số vết máu lạ. Chính vết máu lạ này được xem như một thông tin quan trọng giúp cơ quan điều tra tìm ra kẻ thủ ác. Kết quả giám định so sánh dấu vết ADN cho thấy, dấu vết máu lạ có tại hiện trường chính là của Lê Văn Luyện.
Bên cạnh việc đáp ứng các yêu cầu về điều tra phá án, giám định ADN còn tham gia giải quyết khắc phục hậu quả, tìm kiếm, xác định tung tích nạn nhân trong các thảm họa, thiên tai…
Đại tá Khanh không thể quên được vụ xét nghiệm ADN cho 7 nạn nhân chết cháy trong số 60 người thiệt mạng trong vụ cháy tòa nhà Trung tâm Thương mại quốc tế ITC tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh xảy ra ngày 29/10/2002.
"Đây là lần đầu tiên trong đời làm công tác giám định tôi đã tiếp xúc với lượng xác nạn nhân nhiều như vậy, họ không còn nguyên hình hài, mỗi người một dạng, cái cảm giác gai người vẫn còn nguyên mỗi khi nhớ lại"- Đại tá Hà Quốc Khanh kể lại.
Trước tình hình ấy, tổ công tác kỹ thuật đã quyết định lấy mô ở lồng ngực, cơ ở vùng mông hoặc xương, những nơi ít bị tác động của nhiệt để giám định ADN. Khi có được mẫu của nạn nhân thì mẫu so sánh của các thân nhân người bị nạn là bố mẹ cũng được lấy để phân tích và so sánh.
Sau hơn một tháng làm việc miệt mài, toàn bộ 7 thi hài đã được trả về đúng địa chỉ.
Đại tá Hà Quốc Khanh đại diện Phòng xét nghiệm nhận chứng chỉ ISO 15189:2012
Trình độ chuyên môn của người đọc kết quả rất quan trọng
Trong suốt cuộc đời trên 40 năm làm nghề giám định, Đại tá Khanh vẫn luôn tự nhắc nhở mình "để có kết quả xét nghiệm chính xác, không chỉ phụ thuộc vào máy móc, trang thiết bị mà còn là cả quy trình lấy mẫu, đặc biệt là trình độ chuyên môn của người làm xét nghiệm và người đọc kết quả".
Chính vì phương châm làm việc như vậy nên tất cả các kết quả giám định, xét nghiệm ADN tại GENTIS, Đại tá luôn là người cuối cùng đọc kết quả kỹ lưỡng rồi mới ký vào bản kết quả.
"Tôi cẩn trọng đọc lại từng kết quả xét nghiệm, khi thấy còn chút lăn tăn, tôi sẽ không vội ký ngay mà sẽ kiểm chứng lại theo cách của mình để đảm bảo kết quả chuẩn xác nhất cho khách hàng"- Đại tá Khanh nói.
Đại tá Hà Quốc Khanh giới thiệu phòng xét nghiệm cho PGS.TS Vũ Bá Quyết – Nguyên GĐ bệnh viện Phụ sản Trung ương (thứ 2 từ trái sang)
Đại tá Hà Quốc Khanh dẫn đoàn chuyên gia Pháp tham quan Trung tâm xét nghiệm
Nói về xét nghiệm ADN huyết thống, Đại tá cho hay, mỗi ngày trung tâm xét nghiệm adn gentis nhận được khoảng vài chục mẫu xét nghiệm di truyền huyết thống. Đây là vấn đề nhạy cảm nên cũng có lần ông được chính những người muốn xét nghiệm đề nghị thay đổi kết quả vì những mục đích riêng (với số tiền rất lớn), nhưng ông từ chối. Nhiều năm trong nghề này, ông hiểu một tờ kết quả có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của cả một con người...
Với những nỗ lực và cống hiến miệt mài cho chuyên ngành giám định, xét nghiệm ADN, Đại tá Hà Quốc Khanh đã được ghi nhận bằng nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước. Đó là, Huân chương chiến công Hạng Nhất, Huân chương bảo vệ Tổ quốc Hạng 3, Kỷ niệm chương về sự nghiệp giám định tư pháp...
"Để có kết quả xét nghiệm chính xác, bên cạnh yếu tố chất lượng máy móc, trang thiết bị thì quan trọng hơn cả là quy trình lấy mẫu, đặc biệt là trình độ chuyên môn của người làm xét nghiệm và người đọc kết quả".
"Làm nghề giám định, nhất là giám định ADN cần phải có cả cái tâm và tầm, đồng thời không được phép chủ quan, bởi chỉ một sai lầm nhỏ về kết quả ADN có thể ảnh hưởng tới cuộc sống, thậm chí có thể gây ra bi kịch cho một gia đình" - Đại tá Hà Quốc Khanh, nguyên Giám đốc Trung tâm Giám định ADN, nguyên Phó Viện trưởng Viện khoa học hình sự, Bộ Công an, hiện là cố vấn khoa học tại Công ty cổ phần phân tích di truyền đã mở đầu câu chuyện với chúng tôi bằng những chia sẻ như vậy.
Chân dung Đại tá Hà Quốc Khanh tại phòng xét nghiệm ADN Quốc tế GENTIS
Chuyên gia giám định "gắn liền" với những đại án, sự kiện chấn động dư luận
Trò chuyện với chúng tôi, Đại tá bảo "các bạn hỏi tôi có nhớ đã giám định, xét nghiệm bao nhiêu mẫu ADN, thì tôi không thể nhớ nổi. Tôi đã có hơn 40 năm gắn bó với nghề cơ mà"... Thế nhưng khi các phóng viên nói đến chuyện tên tuổi của ông luôn được gắn với lần giám định mẫu ADN của các vụ đại án, sự việc gây chấn động dư luận trong nhiều năm qua thì Đại tá Khanh như "bắt được mạch".
Chắc hẳn nhiều người khó có thể quên đại án giết cả gia đình cướp tiệm vàng gây chấn động dư luận cách đây 8 năm xảy ra tại Phố Sản, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Đại tá Khanh ngày đó với vai trò là Phó Viện trưởng Viện khoa học hình sự, Bộ Công an (phụ trách chuyên môn Trung tâm giám định sinh học pháp lý) đã cùng các các giám định viên của Trung tâm tập trung phân tích các dấu vết.
Kết quả giám định ADN từ các dấu vết máu cho thấy, tại hiện trường ngoài mẫu máu của nạn nhân còn có một số vết máu lạ. Chính vết máu lạ này được xem như một thông tin quan trọng giúp cơ quan điều tra tìm ra kẻ thủ ác. Kết quả giám định so sánh dấu vết ADN cho thấy, dấu vết máu lạ có tại hiện trường chính là của Lê Văn Luyện.
Bên cạnh việc đáp ứng các yêu cầu về điều tra phá án, giám định ADN còn tham gia giải quyết khắc phục hậu quả, tìm kiếm, xác định tung tích nạn nhân trong các thảm họa, thiên tai…
Đại tá Khanh không thể quên được vụ xét nghiệm ADN cho 7 nạn nhân chết cháy trong số 60 người thiệt mạng trong vụ cháy tòa nhà Trung tâm Thương mại quốc tế ITC tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh xảy ra ngày 29/10/2002.
"Đây là lần đầu tiên trong đời làm công tác giám định tôi đã tiếp xúc với lượng xác nạn nhân nhiều như vậy, họ không còn nguyên hình hài, mỗi người một dạng, cái cảm giác gai người vẫn còn nguyên mỗi khi nhớ lại"- Đại tá Hà Quốc Khanh kể lại.
Trước tình hình ấy, tổ công tác kỹ thuật đã quyết định lấy mô ở lồng ngực, cơ ở vùng mông hoặc xương, những nơi ít bị tác động của nhiệt để giám định ADN. Khi có được mẫu của nạn nhân thì mẫu so sánh của các thân nhân người bị nạn là bố mẹ cũng được lấy để phân tích và so sánh.
Sau hơn một tháng làm việc miệt mài, toàn bộ 7 thi hài đã được trả về đúng địa chỉ.
Đại tá Hà Quốc Khanh đại diện Phòng xét nghiệm nhận chứng chỉ ISO 15189:2012
Trình độ chuyên môn của người đọc kết quả rất quan trọng
Trong suốt cuộc đời trên 40 năm làm nghề giám định, Đại tá Khanh vẫn luôn tự nhắc nhở mình "để có kết quả xét nghiệm chính xác, không chỉ phụ thuộc vào máy móc, trang thiết bị mà còn là cả quy trình lấy mẫu, đặc biệt là trình độ chuyên môn của người làm xét nghiệm và người đọc kết quả".
Chính vì phương châm làm việc như vậy nên tất cả các kết quả giám định, xét nghiệm ADN tại GENTIS, Đại tá luôn là người cuối cùng đọc kết quả kỹ lưỡng rồi mới ký vào bản kết quả.
"Tôi cẩn trọng đọc lại từng kết quả xét nghiệm, khi thấy còn chút lăn tăn, tôi sẽ không vội ký ngay mà sẽ kiểm chứng lại theo cách của mình để đảm bảo kết quả chuẩn xác nhất cho khách hàng"- Đại tá Khanh nói.
Đại tá Hà Quốc Khanh giới thiệu phòng xét nghiệm cho PGS.TS Vũ Bá Quyết – Nguyên GĐ bệnh viện Phụ sản Trung ương (thứ 2 từ trái sang)
Đại tá Hà Quốc Khanh dẫn đoàn chuyên gia Pháp tham quan Trung tâm xét nghiệm
Nói về xét nghiệm ADN huyết thống, Đại tá cho hay, mỗi ngày trung tâm xét nghiệm adn gentis nhận được khoảng vài chục mẫu xét nghiệm di truyền huyết thống. Đây là vấn đề nhạy cảm nên cũng có lần ông được chính những người muốn xét nghiệm đề nghị thay đổi kết quả vì những mục đích riêng (với số tiền rất lớn), nhưng ông từ chối. Nhiều năm trong nghề này, ông hiểu một tờ kết quả có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của cả một con người...
Với những nỗ lực và cống hiến miệt mài cho chuyên ngành giám định, xét nghiệm ADN, Đại tá Hà Quốc Khanh đã được ghi nhận bằng nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước. Đó là, Huân chương chiến công Hạng Nhất, Huân chương bảo vệ Tổ quốc Hạng 3, Kỷ niệm chương về sự nghiệp giám định tư pháp...
Nhận xét
Đăng nhận xét