Có nên tự đi giám định adn của con khi ra tòa

 Xin chào trung tâm tư vấn pháp luật Minh Khuê Tôi tên HT, tôi xin nhờ Trung tâm tư vấn về pháp luật cho trường hợp của cá nhân tôi. Tôi đã làm xong việc pháp lý ly hôn với vợ tôi, không có vướng mắc về tài sản chung và nợ chung. Chúng tôi có xử lý về vấn đề con chung.


Vợ tôi là người nuôi con, tôi là người cấp dưỡng với mức cấp dưỡng 3tr/tháng. Con chung hiện nay được 2 năm tuổi. Tôi và vợ tôi kết hôn vì có thai trong thời gian tìm hiểu yêu nhau, sau đó dẫn đến việc kết hôn. Tôi nhận được nhiều bằng chứng không chính thống và mất niềm tin rằng đứa con và tôi có quan hệ huyết thống là cha - con. Tôi cũng yêu cầu vợ tôi cho tôi và con được đi xét nghiệm DNA để kiểm chứng nhưng vợ tôi nhiều lần không đồng ý. Chúng tôi ly hôn.

Tôi xin hỏi Trung tâm rằng:

- Tôi được phép nộp đơn kiện ra toà yêu cầu xác định huyết thống cha - con về mặt khoa học DNA quy định trong pháp luật cụ thể ra sao và kết quả xét nghiệm, cách thức như thế nào để được Pháp luật công nhận ?

- Trong trường hợp tôi và đứa nhỏ không có quan hệ huyết thống cha - con thì tôi tiến hành thủ tục theo quy đinh pháp luật sao để ngừng nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con riêng của vợ tôi ? Tôi mong được sự hổ trợ tư vấn pháp lý theo quy định của Pháp luật từ Công ty luật Minh Khuê.

Tôi muốn giải quyết những vướng mắc này sớm để không phát sinh thêm những mâu thuẫn trầm trọng giữa tôi và vợ cũ cũng như xác định rõ quan hệ giữa tôi và đứa nhỏ để tôi được yên tâm thực hiện nghĩa vụ của mình đối với con tôi. Tôi mong sớm nhận được sự hồi âm từ trung tâm, Kính chào. HT

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình 2014

2. Nội dung tư vấn:

2.1. Vấn đề cấp dưỡng:

Điều 82,83 Luật Hôn nhân gia đinh quy đinh về quyền và nghiã vụ của bố mẹ đối với con sau khi ly hôn như sau:

"Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.".

Theo đó, cấp dưỡng là nghĩa vụ bắt buộc của cha, mẹ - người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Bên trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu bên còn lại thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

2.2. Vấn đề giám định ADN đối với con:

Tại Khoản 2 Điều 89, luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định về việc xác định con như sau: “2. Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình.” 

Bạn có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án xác nhận lại quan hệ cha con. Về nguyên tắc, nếu muốn xác nhận một người không phải là con mình thì bạn phải cung cấp chứng cứ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp cần thiết thì phải giám định gien. Người có yêu cầu giám định gien phải nộp lệ phí giám định gien. Bạn không nên tự đi giám định adn bởi việc giám định do bạn tự thực hiện sẽ không được coi là đúng với trình tự thu thập chứng cứ nên chứng cứ không được chấp nhận là hợp pháp. 

Khi đã có quyết định chính xác của Tòa án về việc cháu bé không phải con bạn thì bạn mới không phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng do vợ cũ yêu cầu. Nếu đó là con bạn thì đương nhiên bạn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dương khi không trực tiếp nuôi con.

Nhận xét