Phương pháp xác định mối quan hệ huyết thống duy nhất có giá trị pháp lý

Tôi vẫn từng nghĩ rằng, nếu như một người đàn ông bình thường thì liệu anh ta có ghen tuông? có suy nghĩ nhiều đến nỗi dẫn đứa con mình nuôi suốt bao nhiêu ngày tháng đi xét nghiệm adn để giải quyết nỗi lòng băn khoăn rằng đang nuôi con mình hay con người khác hay không?

Nên nghĩ như thế nào về xét nghiệm ADN huyết thống ?

Tôi còn nhớ đã có lần tôi đọc được những con số thống kê về việc xét nghiệm ADN làm cả xã hội hoang mang. Theo những con số thống kê đó, có đến 1/3 đàn ông trong xã hội này đang nuôi con của người khác. Ban đầu, khi đọc những con số ấy tôi thực sự giật mình, cũng tự nghĩ “nguy quá, có khi nào tôi không phải là con của bố tôi? Bạn tôi cũng không phải là con của bố cậu ấy?”.

Mãi về sau, tôi mới hiểu ra rằng những con số ấy là thống kê trên tổng số những người đàn ông nghi ngờ vợ mình và nghi ngờ rằng mình đang nuôi con của người khác. Và con số 1/3 đó là trên tổng số những người đàn ông mang con đi xét nghiệm ADN chứ kh ông phải trên toàn thể đàn ông của cả xã hội ngoài kia.

Xét nghiệm ADN là phương pháp để xác định mối quan hệ huyết thống của những người có nghi vấn về mối quan hệ huyết thống trong gia đình trong những trường hợp đặc biệt. Về khoa học mà nói, thì đây là phương pháp hoàn toàn lý trí, có cơ sở pháp lý và giúp những người đó có thể biết được chính xác mối quan hệ “máu mủ ruột già” của mình. Thế nhưng, liệu cuộc xét nghiệm nào cũng chỉ với mục đích như vậy? Hay khi thực hiện xét nghiệm họ chỉ chăm chăm đến kết quả cuối cùng: “Vợ mình có chung thủy với mình hay không?”

Chỉ vì nghi ngờ vợ thì có nên thực hiện xét nghiệm ADN huyết thống cho con?

Liệu xét nghiệm ADN do nghi ngờ sự chung thủy có mang đến hệ lụy gì không?

Tôi vốn vẫn cho rằng, một gia đình đang yên ổn, hạnh phúc, thì họ mang con mình đi xét nghiệm ADN có lẽ sẽ là… họa. Hoặc họ thừa tiền và thiếu tình cảm chăng?

Tôi nghĩ rằng, một người đàn ông không sống trong tình trạng lo lắng suốt một thời gian dài về việc “đó có phải là con mình hay không?” thì họ sẽ chẳng mang con mình đi xét nghiệm ADN. Một người bạn của tôi cũng đã từng rất day dứt về điều này, cậu ấy cao to, mắt hai mí, và cô vợ cũng vậy, thế nhưng đứa con của hai người lại có mắt một mí, chỉ bởi vậy mà đứa con bị bố nghi ngờ, mang mẫu móng tay đi xét nghiệm adn ở hà nội. Kết quả kết luận đứa trẻ là con của cậu ấy, đã giúp chứng minh được sự chung thủy của người vợ nhưng đổi lại lại là một gia đình mà các thành viên đã từng nghi ngờ nhau.

Một người bạn nữa của tôi cũng vậy, cô ấy và chồng đã “ăn cơm trước kẻng”. Nhưng sau khi cưới, đi khám thai đến lần thứ hai, thì có tính tuổi thai như thế nào cũng không trùng với khoảng thời gian mà hai người đã quan hệ với nhau. Chồng cô ấy đã nghi ngờ về chuyện liệu cái thai trong bụng có phải con của anh không. Việc tính tuổi thai vốn đã phức tạp, lại được tính ra nhiều kết quả không “tuyệt đối chính xác” giữa các bác sĩ với nhau. Bị nghi ngờ, cô ấy tổn thương vô cùng, khuyến khích chồng đi xét nghiệm ADN cho thai nhi với điều kiện là dù kết quả như thế nào thì anh chị cũng sẽ li hôn, anh phải có trách nhiệm phụ cấp cho con nhưng không được gặp con và không được sống với con vì nếu không tin tưởng nhau thì không nên sống với nhau là tốt nhất.

Xét nghiệm ADN là phương pháp xác định mối quan hệ huyết thống duy nhất có giá trị pháp lý

Khi nào nên thực hiện xét nghiệm ADN huyết thống?

Xét nghiệm ADN huyết thống là xét nghiệm thông qua việc phân tích ADN để xác định mối quan hệ của những người có nghi ngờ về huyết thống.

Xét nghiệm có thể xác định được mối quan hệ huyết thống cho những người qua nhiều thế hệ như: Ông (bà) – cháu, bố (mẹ) – con, bác (chú, dì, cô,…) – cháu, anh (chị) – em dòng nội hoặc dòng ngoại. Xét nghiệm ADN là phương pháp xác định mối quan hệ huyết thống chính xác nhất, có giá trị pháp lý. Việc xét nghiệm ADN huyết thống nên được thực hiện trong những trường hợp: Những người nghi ngờ về mối quan hệ huyết thống, tìm người thân thất lạc, nghi ngờ trao nhầm con, phục vụ thủ tục hành chính, bảo lãnh người thân khi ra (vào) nước,…

Tôi nghĩ rằng, riêng việc xét nghiệm ADN huyết thống với con chỉ vì nghi ngờ vợ, dù kết quả như thế nào thì cũng làm tổn thương cả người vợ và đứa con. Đứa trẻ sống trong một gia đình luôn có những hoài nghi, ngờ vực sẽ khó có được hạnh phúc và sự quan tâm đầy đủ. Bởi vậy, chỉ khi thực sự nghi ngờ và có thêm căn cứ về những nghi vấn đó thì cần thực hiện xét nghiệm ADN để một lần nữa khẳng định lại sự thực của những mối quan hệ đó.

Xét nghiệm ADN huyết thống là một dịch vụ giúp gắn kết tình cảm gia đình, giúp cho các gia đình có thể xác định được người thân thực sự của mình, giải quyết những nghi vấn huyết thống một cách chính xác, có tính pháp lý cả trong và ngoài nước.

Nhận xét