Ai nên thực hiện xét nghiệm di truyền trước mang thai

Theo thống kê của WHO (2017), Việt Nam đang đứng thứ 80 trên 194 quốc gia về tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong. Việc sàng lọc trước mang thai đóng vai trò quan trọng giúp giảm thiểu tối đa rủi ro và nâng cao chất lượng dân số Việt Nam.

Những số liệu thống kê đáng báo động

Mỗi năm tại Việt Nam có khoảng hơn 41.000 trẻ bị dị tật bẩm sinh, trong đó có các bệnh di truyền như bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia... gây gánh nặng về kinh tế và tinh thần cho gia đình và xã hội.

Theo thống kê của WHO (2017), Việt Nam đang đứng thứ 80 trên 194 quốc gia về tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong.

Do đó việc sàng lọc trước mang thai đóng vai trò quan trọng giúp giảm thiểu tối đa rủi ro và nâng cao chất lượng dân số Việt Nam.

Cục Dân số Việt Nam (2017)


Xét nghiệm di truyền trước mang thai rất quan trọng

Xét nghiệm di truyền trước mang thai

xét nghiệm adn trước mang thai là xét nghiệm sàng lọc các bệnh di truyền phổ biến nhằm xác định nguy cơ trẻ sinh ra có bị mắc các dị tật bẩm sinh hay không. Phát hiện sớm các nguy cơ di truyền giúp cha mẹ có được những lựa chọn sáng suốt nhất trong việc sinh con, giảm thiểu tối đa các nguy cơ khi mang thai và tăng tỷ lệ sinh ra các em bé khỏe mạnh.

Xét nghiệm di truyền trước mang thai tại GENTIS bao gồm 2 xét nghiệm:

Xét nghiệm gen gây rối loạn đông máu Thrombophilia.

Xét nghiệm gen gây bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia.


Thrombophilia và Thalassemia đe dọa nhiều đến thai nhi và mẹ bầu

Ý nghĩa di truyền trước mang thai

Phát hiện sớm các nguy cơ mắc bệnh di truyền giúp bố mẹ có được những lựa chọn an toàn trong việc sinh con. Đặc biệt, ở những cặp vợ chồng mà gia đình có tiền sử mắc các bệnh di truyền, bản thân là người lành mang gen bệnh.
Xét nghiệm di truyền trước mang thai có thể giảm thiểu tối đa các nguy cơ khi mang thai và tăng tỷ lệ sinh ra các em bé khỏe mạnh.

Ai nên thực hiện xét nghiệm di truyền trước mang thai

Tất cả phụ nữ chuẩn bị mang thai, đặc biệt đối với các trường hợp sau:
Phụ nữ mang thai lần đầu.
Phụ nữ có tiền sử sảy thai, thai lưu liên tiếp, thất bại IVF nhiều lần.
Thai phụ có tiền sử gia đình mắc bệnh Thalassemia hoặc bản thân vợ/chồng có tiền sử thiếu máu, gia đình có tiền sử mắc bệnh thiếu máu.
Các cặp vợ chồng chuẩn bị làm IVF.

Nhận xét