Cách thức điều tra bằng ADN


Ta cần một chỗ dựa khoa học vững chắc đế biến phương pháp gây tranh cãi này thành cách thức điều tra được sử dụng rộng rãi.


Sáu năm về trước, một người mẹ trẻ và đứa con gái 3 tuổi của cô đã bị sát hại. Vụ án không có nhân chứng, mà camera an ninh cũng không hề ghi lại hình ảnh của một kẻ khả nghi nào ra vào hiện trường gây án.

Vậy mà hai năm trước, cảnh sát tại thành phố Columbia, Nam California đã công bố phác họa của một kẻ được cho là nghi phạm số một của vụ án. Bản phác họa ấy thay vì được vẽ bởi một họa sĩ chuyên nghiệp, nó lại được tạo ra bởi máy tính, dựa trên những dấu vết adn mà cảnh sát tìm thấy ở hiện trường.

xet nghiem adn tim nghi pham

Đây có thể là lần đầu tiên khuôn mặt của một nghi phạm được đưa ra trước cộng đồng bằng cách này, nhưng sẽ không phải là lần cuối cùng cảnh sát làm vậy. Những điều tra viên đang dần có được khả năng tái hiện lại những dấu hiệu thể chất của một kẻ phạm tội chỉ thông qua ADN được tìm tại hiện trường gây án. Đây là có thể sẽ trở thành một công cụ phá án mới hơn, mạnh mẽ hơn và sử dụng rộng rãi hơn.

Hiện tại, công nghệ phân tích gen đã có thể xác định được màu mắt và màu tóc của nghi phạm một cách khá chính xác. Có thể rất sớm thôi, nó sẽ có thêm khả năng phỏng đoán các yếu tố như màu da, tàn nhang, đầu trọc hay không, tóc xoăn hay không, hình dáng răng hay tuổi tác.

Dần dần, máy tính cũng sẽ có thể tìm ra điểm tương đồng giữa những khuôn mặt dựng nên nhờ công nghệ phân tích ADN với những khuôn mặt trong hồ sơ tội phạm của cảnh sát. Mặc dù nó không thể tìm ra đích xác thủ phạm ngay lập tức, nhưng những bằng chứng về gen này vẫn giúp ích rất nhiều trong quá trình điều tra.

“Ít nhất là công nghệ này có thể thu hẹp được phạm vi nghi ngờ của cảnh sát”, Susan Walsh, trợ lý giáo sư sinh học tại Đại học Indiana, người vừa giành được 1,1 triệu USD tiền thưởng từ Bộ Tư pháp do phát triển được một công cụ hỗ trợ phá án như vậy.

Nhưng cách thức xác định danh tính nghi phạm bằng ADN – hay còn gọi là “tạo kiểu hình ADN” – này cũng làm dấy lên nhiều lo ngại. Nhiều nhà khoa học không đồng ý với cách thức không hoàn toàn chính xác này. Một số người khác cho rằng sẽ có người lợi dụng phương pháp này để làm gia tăng những định kiến xã hội cũng như xâm phạm đời tư cá nhân của người khác.

Chân dung kẻ sát hại hai mẹ con tại thành phố Columbia, được tạo nên từ ADN kẻ gây án để lại tại hiện trường.

“Đây lại là một lĩnh vực khác, nơi mà công nghệ đã vượt trước những cuộc tranh luận xã hội”, Erin Murphy, giáo sư luật tại Đại học New York lên tiếng.

Hai thập kỷ nay, ADN đã được sử dụng để săn tìm nghi phạm gây án hoặc để kết tội họ trước vành móng ngựa. Nhưng từ trước tới giờ, phương pháp phá án bằng ADN chỉ bao gồm việc đối chiếu ADN được tìm thấy tại nơi gây án với những nghi phạm, hoặc với cơ sở dữ liệu được các cơ quan hành pháp lưu trữ.

Tạo kiểu hình ADN lại hoàn toàn khác: đó là nỗ lực tái dựng lại những đặc điểm thể chất của nghi phạm dựa trên ADN họ để lại hiện trường, cách thức này sẽ được đưa ra sử dụng khi mà cơ quan điều tra không thể tìm ra được một ADN trùng khớp nào trong cơ sở dữ liệu của mình. Mặc dù thứ công nghệ này vẫn đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện, những công ty như Parabon NanoLabs hay Identitas vẫn đưa ra lời đề nghị sử dụng dịch vụ cho các cơ quan hành pháp trên khắp nước Mỹ.

Illumina, hãng sản xuất bộ sắp xếp ADN lớn nhất nước Mỹ, vừa mới cho ra mắt sản phẩm phục vụ pháp lý có thể được sử dụng để dự đoán đặc điểm tội phạm cũng như xác định danh tính nghi phạm dựa trên ADN. Cảnh sát Toronto đã nhờ gửi cho Illumina tổng cộng 29 vụ án kể từ những năm 1980 cho tới năm 2014. Trong số đó, 10 vụ án có mẫu ADN quá tồi để có thể phân tích bằng bất kì cách nào. Mặc dù vậy, chưa có mẫu phân tích nào dẫn tới một vụ bắt giữ cả.

Đã từ nhiều năm nay, yếu tố giới tính đã được xác định chắc chắn dựa trên ADN kể gây án để lại hiện trường. Khoảng 15 năm trước, một số cơ quan chức năng đã bắt đầu sử dụng phương thức dò tìm tổ tiên, nguồn gốc của nghi phạm, cũng giống như cách mà nhiều người tìm người thân thất lạc lâu ngày.

Năm 2003, những thông tin trích xuất được từ ADN tìm thấy tại hiện trường đã thay đổi toàn bộ hướng điều tra của một vụ án giết người hàng loạt tại Lousiana. Trước đó, cảnh sát vẫn đinh ninh rằng nghi phạm có mặt tại hiện trường vụ án là một gã da trắng, kết luận được dựa trên một nhân chứng và trên mô tả tâm lý.

Nhưng ADN lại kể một câu chuyện khác, về một nghi phạm sát nhân có 85% dòng máu người Châu Phi-Sahara. Sau đó, cảnh sát cũng tìm ra được thủ phạm là một thanh niên da màu.

Hiện tại, các nhà nghiên cứu đang tập trung vào việc phân tích và tìm ra được những nét cụ thể khác trên cơ thể nghi phạm, ví dụ như màu mắt hay màu tóc. Một hệ thống phân tích mang tên HIrisPlex, được phát triển bởi Trung tâm Y Dược Đại học Erasmus tại Hà Lan, đã có thể xác định được chính xác tới 94% việc một người có màu mắt xanh hoặc nâu hay không. Tuy nhiên, theo bác sỹ Walsh – người tham gia phát triển công nghệ trên, thì HIrisPlex vẫn còn gặp nhiều khó khăn với màu mắt xanh lá cây.

Bên cạnh màu mắt, HIrisPlex có thể đưa ra kết quả chính xác về màu tóc lên được tới 75%, từng đó là đủ để các nhà điều tra có thể đưa ra được độ tuổi của nghi phạm.

Các thức các nhà khoa học tìm những dấu hiệu gen khác nhau liên quan tới những đặc điểm ngoại hình cũng cùng với cách họ tìm dấu hiệu bệnh tật có trong gen. Đây vẫn là một nhiệm vụ rất khó khan nhưng tuy vậy, màu mắt và màu tóc là hai yếu tố dễ được xác định khi phân tích ADN. Đó là bởi có một loại gen duy nhất gây rất nhiều ảnh hưởng tới hai yếu tố này, bác sĩ Manfred Kayser, giáo sư ngành pháp y sinh học tại Đại học Erasmus nói.

Việc dự đoán tuổi của nghi phạm cũng không quá khó, bởi lẽ có một số loại gen sẽ biến mất khi người ta già đi, bác sĩ Kayser bổ sung. Tuy nhiên, kĩ thuật phân tích và dự đoán được nghiên cứu và phát triển trên những người Châu Âu sẽ có thể không áp dụng lên được những người ở khu vực khác, giáo sư gen tại Đại học Yale, ông Kenneth bày tỏ ý kiến.

Ông và nhiều chuyên gia khác ghi ngờ rằng, mặt của con người – một thứ cực kì phức tạp, sẽ có thể được xác định bằng ADN. Mặc dù tính di truyền đóng một vai trò rất quan trọng, ví dụ như các cặp sinh đôi giống hệt nhau hay những người họ hàng có nét tương đồng, nhưng các chuyên gia nói rằng giới khoa học không đủ bằng chứng để tìm ra mối liên hệ giữa gen và những đặc điểm trên khuôn mặt của một người.

“Tới điểm này, thì những nghiên cứu trên giống đôi chút với khoa học viễn tưởng”, trưởng ban sinh học tế bào và giải phẫu tại Đại học Calgary, giáo sư Benedikt Hallgrimsson phát biểu.

Nhiều người cũng lên tiếng chỉ trích rằng công ty Parabon Nanolabs, nơi được Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cung cấp vốn nghiên cứu, đã không đưa ra một bản báo cáo khoa học được kiểm duyệt nào với những cách thức phân tích gen của mình. Mặc dù, với những bản báo cáo rõ ràng như vậy, doanh số bán sản phẩm cũng như lượng người sử dụng dịch vụ chắc chắn sẽ tăng.

Sau đó không lâu, Parabon công bố rằng một chuyên gia nổi tiếng, một người không tham gia dự án của họ đã tiến hành phân tích và nghiên cứu, mà kết quả của nghiên cứu ấy có thể xuất bản để trở thành chỗ dựa pháp lý cho Parabon. Ellen McRae Greytak, trưởng ban tin học sinh học nói rằng kĩ thuật của công ty dựa một phần trên công trình nghiên cứu của Mark D. Shriver, một giáo sư về gen và nhân loại học tại Đại học Bang Penn.

So sánh giữa mặt người cung cấp ADN với mặt được tạo ra từ công nghệ phân tích ADN. Ảnh từ nghiên cứu của giáo sư Shriver.

Giáo sư Shriver và cộng tác viên chính của ông, Peter Claes tới từ Bỉ đã phát triển một phương pháp toán học phức tạp đại diện cho khuôn mặt người, dựa trên số đo ba chiều lấy được từ hơn 7.000 điểm khác nhau trên mặt. Họ cũng phát triển một khuôn mặt chung dựa trên yếu tố giới tính và yếu tố dòng, xác định được thông qua việc phân tích ADN.

Tuy nhiên, cách thức xác định gen này vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển, và cần thêm nhiều biến đổi gen nữa được phân tích để cơ sở dữ liệu trở nên đa dạng và đáng tin cậy hơn. Thông qua thử nghiệm, có những khuôn mặt (được tạo ra từ phân tích ADN) rất giống người sở hữu ADN đó, nhưng cũng có những trường hợp không được giống cho lắm.

Đôi khi những nhà hành pháp không có nhiều sự lựa chọn. Ví dụ như trong vụ trọng án tại thành phố Columbia kia, cảnh sát gặp bế tắc khi chị Candra Alston 25 tuổi và cô con gái Malaysia Boykin 3 tuổi bị sát hại trong căn hộ của họ. Hiện trường không có dấu hiệu đột nhập, cho thấy cô Alston quen biết kẻ thủ ác. Tuy nhiên, trong hơn 100 mẫu ADN mà người thân họ tình nguyện gửi cho cảnh sát để đối chiếu, không một mẫu ADN nào trùng khớp với mẫu tìm thấy tại hiện trường.

Bốn năm sau vụ án ấy, vào ngày 9 tháng 1, cảnh sát công bố hình ảnh được tái hiện bởi công ty Parabon về một kẻ tình nghi được cho là đã sát hại cô Alston và đứa con gái bé bỏng. “Chúng tôi nghĩ rằng việc này đáng thử lắm chứ”, điều tra viên Mark Vinson nói. Công ty Parabon đã nhận được khoản tiền 4.200 USD với việc cung cấp hình ảnh này.

Tuy vậy, khi xử tội trước tòa, các nhà chức trách không thể sử dụng những đặc điểm nhận dạng tội phạm được tái hiện lại dựa trên ADN làm bằng chứng buộc tội, đó là vì chưa có một chỗ dựa khoa học xác đáng cho phương pháp này. Nhiều người cũng cho rằng cách thức “tạo kiểu hình ADN” này sẽ gây ra những định kiến xã hội hướng tới những người da màu.

Hiện nay, Bỉ và Đức cấm hoàn toàn việc sử dụng kĩ thuật tạo kiểu hình ADN vào việc phá án. Chính phủ Hà Lan chỉ cho phép đưa ra những dự đoán về những biểu hiện bên ngoài có thể nhận thấy rõ như màu mắt hoặc màu tóc.

Một phương pháp gây tranh cãi, nhưng có thể đó lại là cách thức cuối cùng để các nhà chức trách tìm ra được thủ phạm gây án. Hiện giờ ta chỉ có thể mong rằng khoa học sẽ đủ tiên tiến để trở thành một chỗ dựa vững chắc cho “tạo kiểu hình ADN” được sử dụng một cách hiệu quả.

Nhận xét