Tầm quan trọng của mốc khám thai tuần 22



Khám thai tuần 22 là một trong những điểm mà mẹ bầu cần đặc biệt chú ý. Nếu bạn mang thai lần đầu và chưa ý thức được vì sao khám thai tuần 22 lại quan trọng đến vậy thì bài viết này là dành cho bạn.

Những thay đổi quan trọng trong tuần thai thứ 22

Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 22

Lúc này, kích thước và trọng lượng của em bé trong bụng bạn đã phát triển một cách nhanh chóng. Bé đã nặng khoảng 430g và có chiều dài cơ thể ước chừng 26,7 cm. Do đa số các cơ quan đã hình thành nên mẹ có thể quan sát được hình dáng của con nhờ siêu âm. Lúc này, con đã ra dáng tương tự một em bé sơ sinh rồi đó.

Một số mẹ rất ngạc nhiên khi thấy rằng xung quanh cơ thể bé có rất nhiều lông tơ. Mẹ cứ yên tâm nhé, những sợi lông này có tác dụng bảo vệ làn da của bé khỏi nước ối và chỉ vào khoảng tuần thai thứ 32 đám lông tơ này sẽ dần biến mất. Nhờ sự phát triển của hệ thống dây thần kinh trung ương, nên bé trẻ nên “hiếu động” hơn, biết quẫy, đạp, uốn mình.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu trong tuần thai thứ 22


Khám thai tuần 22 là một trong các mốc khám thai quan trọng nhất của thai kỳ.

Tính đến lúc này, có lẽ mẹ bầu đã tăng được chừng 5 – 6kg. Các vết rạn ở bụng cùng sự nặng nề của cơ thể đôi khi sẽ khiến mẹ khó chịu. Lúc này, các triệu chứng ốm nghén sẽ giảm dần, bạn cũng ít gặp rắc rối hơn với chứng ợ hơi, đầy bụng,..Thế nhưng, hãy luôn đảm bảo chế độ ăn uống của mình để em bé có sức khỏe tốt nhất.

Tầm quan trọng của mốc khám thai tuần 22

Theo các chuyên gia, tuần thai thứ 22, bạn đã đạt đủ một số điều kiện cần thiết để thực hiện một số thủ thuật quan trọng nhằm xác định các vấn đề phát triển, sức khỏe của trẻ sơ sinh trong đó có dị tật di truyền nếu có. Nếu phát hiện bất kỳ các bất thường nào về các chỉ số, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn thực hiện các xét nghiệm, sàng lọc, chẩn đoán chính xác hơn.

Không chỉ vậy, ở tuần thai thứ 22 bạn còn được chỉ định làm một số xét nghiệm liên quan đến tim, phổi, huyết áp, kích thước vùng bụng, xét nghiệm các chỉ số từ nước tiểu.

Lúc này, thai của bạn cũng đã khá lớn, vì vậy có thể thực hiện siêu âm 3D, 4D giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng sức khỏe thai nhi chính xác nhất. Ngoài ra, nhờ siêu âm, các bác sĩ có thể can thiệp kịp thời vào các bất thường về nước ối cũng như bánh nhau.

Khám thai tuần 22 cần làm các xét nghiệm gì?


Tùy theo tình trạng sức khỏe mỗi người mà các bác sĩ sẽ đưa ra các yêu cầu khác nhau khi khám thai tuần 22.

Thực tế, tùy theo sức khỏe thai kỳ và kết quả khám thai trước đó mà các bác sĩ sẽ khuyên từng thai phụ nên thực hiện xét nghiệm gì ở tuần thai thứ 22.

Tuy nhiên, chúng tôi xin được liệt kê một số xét nghiệm cơ bản cần thực hiện khi khám thai tuần 22 như sau:

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu là một trong các xét nghiệm quan trọng và cần thiết nhất khi mẹ bầu khám thai tuần 22. Nhờ các chỉ số phân tích được sau khi xét nghiệm, bác sĩ sẽ biết được rằng bạn có mắc chứng tiểu đường thai kỳ không để từ đó đưa các biện pháp hạn chế tình trạng này. Tiểu đường thai kỳ khá phổ biến, song có thể dẫn đến tiền sản giật. Nếu thấy một trong các dấu hiệu như phù, cao huyết áp hãy chia sẻ với bác sĩ của mình để cùng tìm ra giải pháp phù hợp nhất, phòng ngừa tiền sản giật trong thai kỳ cuối.

Xét nghiệm sinh hóa – Triple Test

Triple Test là sàng lọc trước sinh quan trọng được thực hiện từ tuần thai thứ 14 đến 22. Thông qua xét nghiệm máu, các bác sĩ sẽ phát hiện được nguy cơ sinh con mắc các dị tật bẩm sinh của mẹ bầu để có biện pháp chủ động ngăn ngừa việc sinh trẻ dị tật bẩm sinh. Cụ thể, xét nghiệm này đưa ra 3 chỉ số: hCG, AFP, estriol. Đây đều là các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng định hình thai nhi. Theo khảo sát thực tế, mẹ bầu kết hợp siêu âm và Triple Test có thể phát hiện được sớm Down, Edwards, dị tật ống thần kinh với độ chính xác > 94%.


Để thực hiện Triple Test các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu tĩnh mạch người mẹ.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu khi khám thai tuần 22 thực sự vô cùng quan trọng đối với mẹ bầu và thai nhi. Đây là xét nghiệm cần thiết để bác sĩ có thể sàng lọc dị tật bẩm sinh một lần nữa. Xét nghiệm này đặc biệt cần thiết với các mẹ bầu nhận được kết quả bất thường khi đo độ mờ da gáy trước đó. Không chỉ thế, xét nghiệm máu còn giúp bác sĩ nhận định được hàm lượng sắt cũng như kháng thể với các virus Rubella. Không chỉ thế, đây là điều cần tiết để bác sĩ chẩn đoán nguy cơ viêm gan B ở thai phụ, xác định một số dị tật thường gặp.

Siêu âm 3D, 4D

Khám thai tuần 22 là thời điểm thích hợp nhất để mẹ thực hiện siêu âm 3D, 4D rồi đó. Lý do là bởi lúc này bé đã phát triển tương đối hoàn thiện về hình thái mà chưa quá lớn so với túi nên dễ quan sát hơn các tuần tiếp theo. Khi cơ thể bé càng lớn, không gian túi ối càng nhỏ có thể sẽ khiến một số bộ phận bị khuất lấp, khó phát hiện.


Siêu âm 3D, 4D lúc này giúp bạn quan sát thật rõ bé yêu.

Thông qua siêu âm 3D,4D các chuyên gia sẽ xác định được chiều dài tứ chi, đường kính sọ não cũng như tình trạng tim, phổi,…Nhờ siêu âm 3D, 4D bác sĩ có thể phát hiện sớm các trường hợp hở hàm ếch, tim yếu bẩm sinh, dị dạng,…

Mọi kết quả khi khám thai tuần 22 sẽ được sử dụng làm cơ sở để bác sĩ đặt lịch hẹn khám, siêu âm cũng như một số xét nghiệm cần thiết khác trong khoảng thời gian tiếp theo. Nếu kết quả khám thai tuần 22 hoàn toàn bình thường, xin chúc mừng mẹ, hãy yên tâm đợi đến lần khám thai kế tiếp.

Nhận xét