Những biểu hiện thường gặp sau khi thu mẫu xét nghiệm máu lắng

Thực hiện xét nghiệm máu lắng để làm gì? Ai cũng cần thực hiện xét nghiệm máu lắng? GENTIS mang đến những thông tin hữu ích về xét nghiệm máu lắng trong bài viết này.

Xét nghiệm máu lắng là gì?

Tốc độ lắng hồng cầu hay còn gọi là tốc độ máu lắng (ESR – Erythrocyte Sediment Rate) thường được xác định bằng phương pháp Pachenkop: Dùng ống Pachenkop mao dẫn máu toàn phần đã pha loãng với dung dịch citrat 3% theo tỉ lệ : 4 phần máu lắng một phần dd citrat 3%. Sau đó cắm thẳng đứng vào giá và đọc kết quả sau 1 giờ, 2 giờ.


Xét nghiệm máu lắng được thực hiện tại nhiều bệnh viện và cơ sở y tế nhằm đo chiều cao cột hồng cầu lắng xuống (đơn vị là mm) của một thể tích máu đã được chống đông, đựng trong một ống nghiệm đặc biệt có chia vạch.

Một số bệnh lý có thể theo dõi được từ kết quả xét nghiệm máu lắng như ngồi máu cơ tim, sốt thấp cấp, viêm nhiễm,… Một số loại bệnh truyền nhiễm có thể được phát hiện ngay từ giai đoạn đầu khi mà chưa có những biểu hiện tác động của bệnh lên cơ thể như: Viêm gan B, C, HIV,…

Thực hiện xét nghiệm máu lắng để làm gì?

Thực hiện xét nghiệm máu lắng nhằm đo tốc độ máu lắng để theo dõi tình trạng viêm nhiễm hay tình trạng một số loại bệnh lý ác tính ở con người, bên cạnh đó các loại bệnh sốt thấp cấp, nhồi máu cơ tim,… Đây là một loại xét nghiệm thường quy, mang tính tầm soát, cần thiết trong việc phát hiện và theo dõi bệnh lao, theo dõi quá trình hoại tử mô trong cơ thể, rối loạn bệnh lý như khớp, gân, dây chằng, cơ vân,…

Xét nghiệm máu lắng được thực hiện như thế nào?

Mẫu máu để thực hiện xét nghiệm là mẫu máu trên tĩnh mạch ở tay của người được xét nghiệm.
Sát trùng vùng lấy máu

Dùng dây garo băng xung quanh cánh tay trên giúp duy trì áp lực và hạn chế máu chảy qua tĩnh mạch cho phép các tĩnh mạch phía dưới chỗ băng sẽ căng phồng lên vì máu ứ lại và sẽ dễ dàng hơn khi đâm kim vào tĩnh mạch.

Dùng một chiếc kim nhỏ đưa vào tĩnh mạch ở tay, rút nhẹ để máu được chảy ra từ lòng mạch
Gỡ dây garo để đảm bảo máu được tuần hoàn bình thường.

Khi máu đã lấy xong, rút kim ra, và chỗ đâm kim được chèn vào một miếng gạc hoặc một miếng băng cá nhân để máu không chảy ra.

Mẫu máu đã thu được bảo quản trong một lọ thuỷ tinh chân không hoặc chứa trong một xilanh.


Mẫu máu của bạn sẽ được cho vào một ống nghiệm có chứa chất chống đông, để ngăn cản sự hình thành cục máu đông. Sau đó ống nghiệm được dựng thẳng đứng để các hồng cầu lắng xuống đáy ống, chừa lại phần phía trên ống là cột huyết tương màu vàng trong. Người thực hiện xét nghiệm sẽ đo chiều cao phần huyết tương phía trên tại thời điểm sau 1 giờ để tính ra tốc độ máu lắng (đơn vị là mm/hr).

Nếu Protein phản ứng bao quanh hồng cầu sẽ khiến các hồng cầu dính vào nhau, làm các hồng cầu lắng càng nhanh hơn. Kết quả là tốc độ máu lắng tăng, chỉ ra rằng bạn có thể bị viêm ở đâu đó. Bình thường, tốc độ máu lắng ở nữ giới sẽ cao hơn nam giới, và tăng dần theo độ tuổi.

Các giá trị bình thường của xét nghiệm tốc độ máu lắng (ESR) theo phương pháp Westergren (theo Medscaspe):

Ở người lớn:
Nam giới dưới 50 tuổi: ESR < 15 mm/hr
Nam giới trên 50 tuổi: ESR < 20 mm/hr
Nữ giới dưới 50 tuổi: ESR < 20 mm/hr
Nữ giới trên 50 tuổi: ESR < 30 mm/hr

Ở trẻ sơ sinh và trẻ em:
Trẻ sơ sinh: 0-2 mm/hr (1 – 3 tuổi)
Trẻ em: 3-13 mm/hr (3 tuổi trở lên)

Những lưu ý cần thiết khi tiến hành thu mẫu máu xét nghiệm máu lắng

Người được xét nghiệm không cần phải kiêng ăn hay uống bất cứ thứ gì trước khi thu mẫu
Chuẩn bị tâm lý và thể chất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nên để trẻ cảm thấy thoải mái, không sợ hãi.
Sau khi thu mẫu, người được xét nghiệm có thể nghỉ ngơi vài phút sau đó có thể sinh hoạt bình thường.


Những biểu hiện thường gặp sau khi thu mẫu xét nghiệm máu lắng

Chảy máu nhẹ khi rút kim thu mẫu
Choáng đầu nhẹ
Vỡ ven, bầm tím tại vị trí lấy mẫu máu
Phải đâm kim nhiều lần trong trường hợp tìm tĩnh mạch khó khăn hoặc người thu mẫu không có nhiều kinh nghiệm lấy máu

Một số trường hợp khiến tốc độ lắng máu tăng rõ rệt

Bệnh macroglobulin huyết (trong máu xuất hiện globulin miễn dịch bất thường).
Bệnh tăng fibrinogen máu.
Viêm mạch máu hoại tử.
Bệnh đau cơ dạng thấp
Đau tủy,…

Thực hiện xét nghiệm máu lắng giúp kiểm tra được tình trạng sức khỏe của người bệnh với một số triệu chứng bệnh lý khác nhau và phát hiện sự có mặt của một vài bệnh truyền nhiễm ngay từ khi loại bệnh đó chưa có sự tác động đến biểu hiện sức khỏe của người bệnh.

Nhận xét