Xét nghiệm huyết thống là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp xác định mối quan hệ ruột thịt của những người tham gia với độ chính cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về xét nghiệm này. Đừng vội bỏ lỡ bài viết dưới đây nếu bạn đang có mong muốn tìm hiểu về phương pháp này nhé!
1. Tìm hiểu thông tin chung về xét nghiệm huyết thống
Xét nghiệm huyết thống hay còn gọi là xét nghiệm ADN huyết thống là kỹ thuật phân tích, đánh giá vật liệu di truyền có trong tế bào của mẫu xét nghiệm với mục đích xác định mối quan hệ huyết thống giữa những người thực hiện. Thông qua xét nghiệm, các mối quan hệ ruột thịt nhưc cha/me - con cái, ông/bà - cháu, anh/chị - em, chú/bác - cháu,… được xác định với độ trùng khớp của các mã gen. Chính vì vậy, xét nghiệm ADN được đánh giá là cách xác minh mối quan hệ ruột thịt tối ưu và chính xác nhất hiện nay của y học.
Xét nghiệm ADN là phương pháp tối ưu và hiệu quả nhất trong việc xác định các mối quan hệ ruột thịt
Xét nghiệm huyết thống được chia thành:
Xét nghiệm huyết thống trực hệ
Phương pháp này xác định mối quan hệ ruột thịt cha - con, mẹ - con bằng cách phân tích hệ gen di truyền trên 23 cặp NST của người cha hoặc mẹ với người con giả đinh. Nếu các mẫu gen của cha (mẹ) và con có sự giống nhau lên đến 99,999% thì xác định những người thực hiện có mối quan hệ ruột thịt. Ngược lại, khi mẫu gen của người tham gia là không khớp nhau thì kết luận không có mối quan hệ cha/mẹ và con cái.
Xét nghiệm huyết thống không trực hệ
Xét nghiệm được thực hiện nhằm xác định các mối quan hệ ruột thịt khác ngoài quan hệ cha mẹ và con cái. Lúc này, xét nghiệm ADN không trực hệ được chia ra thành:
Xét nghiệm theo NST Y: được dùng để xác định mối quan hệ trong dòng họ nội với giới tính nam như ông nội - cháu trai, bác trai - cháu trai, anh - em trai,… Theo quy luật, tất cả nam giới trong dòng họ nội sẽ có 1 NST Y giống nhau, sự di truyền là ít thay đổi và có thể giống nhau lên đến 25 thế hệ. Do đó, việc xác định mối quan hệ ruột thịt vẫn là đảm bảo tính chính xác.
Xét nghiệm theo NST X: với quy luật di truyền là phức tạp hơn so với NST Y. Thông qua việc phân tích đặc điểm mã gen trên NST X, xét nghiệm cho khả năng xác định mối quan hệ giữa chị - em gái (cùng cha), bà nội - cháu gái.
Xét nghiệm theo dòng mẹ: Theo di truyền, ADN ty thể của mẹ sẽ có sự di truyền với tất cả các người con của mình, người con cái của người mẹ lại tiếp tục truyền lại cho thế hệ tiếp theo. Do đó, xét nghiệm được dùng để xác định mối quan hệ với nguồn gốc bên ngoại bằng việc so sánh trình tự sắp xếp ADN ty thể. Bao gồm quan hệ bà ngoại - cháu, dì - cháu, anh/chị - em (cùng mẹ).
Xét nghiệm kiểm tra huyết thống giúp xác định mối quan hệ mẹ con một cách dễ dàng
2. Có thể thực hiện xét nghiệm huyết thống như thế nào?
Xét nghiệm kiểm tra huyết thống được thực hiện như thế nào hay xét nghiệm có khó hay không là mối quan tâm của rất nhiều người khi có nhu cầu thực hiện. Trên thực tế, xét nghiệm xác định mối quan hệ huyết thống được thực hiện tương đối dễ dàng, với mọi độ tuổi bằng việc sử dụng một hoặc nhiều mẫu xét nghiệm khác nhau. Các mẫu vật xét nghiệm được sử dụng gồm có:
Mẫu máu: là cách thức phổ biến nhất giúp xác định mối quan hệ huyết thống bởi độ ổn định và chính xác cao trong kết quả xét nghiệm. Mẫu máu thường được lấy từ đầu ngón tay của người thực hiện hoặc mẫu máu khô thấm trên giấy FTA chuyên dụng hoặc mẫu máu tĩnh mạch giống như các xét nghiệm thông thường khác.
Cuống rốn: được sử dụng với trẻ sơ sinh vừa chào đời. Mẫu xét nghiệm là khoảng 1cm cuống rốn đã khô, sạch và rụng ra.
Mẫu tế bào niêm mạc miệng: mẫu xét nghiệm này được áp dụng với mọi lứa tuổi, đơn giản, có thể thực hiện lấy mẫu ngay tại nhà.
Mẫu tóc có gốc hoặc móng tay/chân: Phương pháp này có kết quả tương đương với các cách xét nghiệm khác. Tuy nhiên, mẫu xét nghiệm này không thích hợp dành cho trẻ sơ sinh bởi việc nhổ kèm chân tóc là rất khó.
Mẫu nước ối hoặc sinh thiết gai nhau: mẫu xét nghiệm này được sử dụng trong trường hợp muốn xác định quan hệ huyết thống ngay trong thời gian diễn ra thai kì. Tuy nhiên, việc lấy mẫu xét nghiệm này có thể ảnh hưởng tới cả mẹ và trẻ nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật.
Các mẫu khác: bàn chải đánh răng, bao cao su, bã kẹo cao su,…
Nhận xét
Đăng nhận xét