Tìm hiểu đồng hồ sinh học của con người dựa trên tế bào gốc

Đồng hồ sinh học của cơ thể con người dựa trên ADN, khi đồng hồ sinh học của một người trở về con số 0, giống như ở trạng thái tế bào gốc sẽ giúp làm chậm quá trình lão hóa, thậm chí là trẻ hóa các bộ phận trong cơ thể, làm giảm nguy cơ mắc phải những bệnh hiểm nghèo khi càng cao tuổi.

Một vài nghiên cứu về đồng hồ ADN

Steve Horvarth – Nhà nghiên cứu di truyền tại trường Đại học California Los Angeles đã khám phá ra đồng hồ sinh học của cơ thể con người dựa vào ADN, nghiên cứu này cho thấy chức năng đặc biệt quan trọng khi đếm tuổi sinh học của các tế bào và cơ quan trong cơ thể con người. Đồng hồ sinh học này cho thấy khi càng già đi, nhiều mô khỏe mạnh cũng già đi theo cơ thể con người, nhưng tốc độ lão hóa của chúng lại có sự khác nhau (có thể nhanh hoặc chậm hơn). Chính sự khác nhau này tạo nên sự khác nhau của các bộ phận trong cùng một cơ thể của người bệnh.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu việc phân tích ADN có thể làm sáng tỏ cơ chế bên trong của chiếc đồng hồ sinh học này, họ có thể nắm được quy luật của quá trình lão hóa trong tay để nuôi hy vọng tìm ra phương pháp kéo lại tuổi thanh xuân cho con người.


Phương pháp chống lại quá trình lão hóa tự nhiên luôn nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà phân tích di truyền, phần lớn các bệnh nan y đều do nguyên nhân của tuổi già – của lão hóa. Việc sử dụng các liệu pháp can thiệp để đưa chiếc đồng hồ sinh học về với trạng thái ban đầu là mục đích cuối cùng mà các nhà nghiên cứu hướng đến để nuôi hy vọng con người sẽ “trẻ mãi không già”

Với công trình nghiên cứu trên 8000 mẫu của 51 tế bào và mô khỏe mạnh ở người cùng với nghiên cứu những mô bị ung thư, nhà nghiên cứu Horvath đã theo dõi quá trình methyl hóa để nghiên cứu quá trình của tự nhiên tác động làm thay đổi thành phần hóa học của ADN khi độ tuổi của con người thay đổi.

Ông phát hiện ra rằng trong quá trình này 353 chuỗi ADN thay đổi như nhau theo độ tuổi, việc thay đổi này có thể sử dụng như một chiếc đồng hồ sinh học, nhịp sinh học được nghiên cứu có sự thay đổi nhanh nhất ở khoảng 20 năm đầu đời, về sau chậm dần và đến một mức độ ổn định. Các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm câu trả lời cho sự thay đổi này đối với quá trình lão hóa, hay ngược lại chính độ tuổi làm nên sự biến đổi của ADN?

Sự thay đổi này có liên quan gì đến những cơ chế điều khiển quá trình lão hóa hay tuổi tác? Một câu hỏi chung của các nhà khoa học khi nghiên cứu về vấn đề này:

“Liệu điều này có liên quan gì đến cơ chế điều khiển quá trình lão hoá, hay là một kết quả của tuổi tác? Tôi thật sự không biết. Tóc bạc là một dấu hiệu của tuổi già nhưng không ai nói là tóc bạc làm người ta già.” Horvath trả lời phỏng vấn báo The Guardian.


Chiếc đồng hồ sinh học trong cơ thể con người đã hé lộ một số kết quả hết sức thú vị. Thử nghiệm trên mô tim khỏe mạnh cho thấy tuổi sinh học của nó trẻ hơn khoảng 9 năm so với dự kiến. Mô từ ngực phụ nữ già đi nhanh hơn phần còn lại của cơ thể, với thời gian trung bình là 2 năm. Các mô mắc bệnh cũng già đi với tốc độ khác nhau, ung thư sẽ làm cho đồng hồ chạy nhanh hơn vào khoảng 36 năm. Một vài mô ung thư não từ trẻ em có tuổi sinh học hơn 80 năm.

Nghiên cứu của Horvarth cho thấy mô ngực của người phụ nữ (kể cả khi khỏe mạnh) gần như già hơn so với các vị trí khác trong cơ thể. Việc phát hiện điều này lý giải một góc nguyên nhân ung thư vú là ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ. Bên cạnh đó, tuổi già cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư. Ông cho biết, các mô khỏe mạnh xung quanh những khối u ở ngực trẻ hơn 12 tuổi so với phần còn lại của cơ thể người phụ nữ.

Bài viết của Horvarth in trên tạp chí Genome Biology cho biết khi tế bào lấy ra từ người trưởng thành được lập trình trở về trạng thái như tế bào gốc thì đồng hồ sinh học sẽ quay về 0. Quá trình biến đổi tế bào người trưởng thành về tế bào gốc (có thể phát triển tại bất cứ mô nào trong cơ thể). Bài viết đã được trao giải Nobel 2012, vinh danh Sir John Gurdon từ Đại học Cambridge và Shinya Yamanaka thuộc Đại học Kyoto.

Những nghiên cứu này như một bằng chứng cho thấy con người có thể “chiến đấu” với thời gian, kéo thanh xuân ở lại lâu hơn với mỗi người. Các nhà nghiên cứu hiện nay tập trung nghiên cứu các bệnh làm giảm neuron thần kinh và các bệnh truyền nhiễm, theo dõi những tác động này lên đồng hồ sinh học của con người và ngược lại để tối ưu nhất có thể vấn đề gìn giữ thanh xuân này.

Nhận xét