Chi phí cho một ca mang thai hộ là bao nhiêu


Bà H đưa giá 700 triệu cho một ca đẻ thuê trọn gói. Khách chỉ cần ứng trước 40% sau đó sẽ được đưa đi kiểm tra sức khỏe, tiêm kích trứng, chọc trứng, lấy tinh trùng. Phần còn lại là việc của H.

>> xem thêm: xét nghiệm adn huyết thống sau sinh

700 triệu, 400 triệu…tiền nào "của" đó

Theo lời mô tả của bà H. Sau khi thỏa thuận xong hợp đồng, bà H sẽ đưa khách đi kiểm tra sức khỏe. Tại đó, những cộng sự của bà H sẽ lấy tinh trùng và trứng của cặp vợ chồng để mang đi thụ tinh ống nghiệm. Đến một giai đoạn nhất định, họ sẽ cấy phôi đã thụ tinh kia vào dạ con của người mang thai hộ. Tiếp đến, bà H sẽ chịu trách nhiệm chăm sóc người mang thai hộ cho tới ngày sinh đẻ.

Tuy nhiên, bà H cũng cho biết, chi phí cho một ca mang thai hộ này khá đắt đỏ nên mới đầu, phần lớn những người đặt hàng là Việt kiều. Họ ký hợp đồng với H, sau đó chuyển khoản tiền và giao mọi trọng trách cho H. Đến khi người đẻ thuê chuẩn bị sinh, khách mới bay về Việt Nam để thử ADN và nhận con.

Tuy nhiên, sau 16 năm hành nghề, đã có không ít những cặp vợ chồng ở trong nước tìm đến H. Vì thế để phục vụ nhu cầu cấp thiết của khách, H đang "dự trữ" một nhóm các cô gái. Những cô gái này đã được tuyển chọn khá kỹ. Ngoài yêu cầu về sức khỏe thì họ phải có điều kiện là đã từng sinh con khỏe mạnh.

Về giá cả, H cho biết, đối với loại hợp đồng trọn gói, khách phải chuyển cho H số tiền tổng cộng là 700 triệu đồng.

Số tiền này không cần phải chuyển 1 lúc mà chuyển theo 3 đợt. Đợt 1 đóng 20% là khi ký hợp đồng. Sau khi khách đã đóng 20%, H sẽ đưa khách đi kiểm tra sức khỏe, kích trứng, chọc trứng và lấy tinh trùng. Đến thời gian đặt phôi, khách sẽ phải đóng thêm 20% giá trị hợp đồng nữa. Số tiền còn lại, khách chuyển sau khi đứa trẻ đã ra đời.

Trường hợp khách đặt trọn gói nhưng muốn xin luôn trứng của người đẻ thuê, khách sẽ phải đóng luôn 40% giá trị hợp đồng. Thêm vào đó là tiền mua trứng (khoảng 50 triệu đồng) để trả cho người đẻ thuê.

Đối với khách không đặt trọn gói, H hét giá 400 triệu đồng. Với số tiền này, H sẽ chỉ tìm người đẻ thuê cho khách, sau đó khi người đẻ thuê đã đậu thai, H sẽ nuôi ăn nuôi ở. Còn tất cả mọi việc từ liên hệ bác sĩ, đưa thai phụ đi khám, đi sinh, giấy tờ… khách phải tự chịu trách nhiệm.


Quầy sữa và bánh kẹo H chuẩn bị cho thai phụ.

Những thai phụ được H nuôi sẽ có chỗ ăn, chỗ ở đoàng hoàng. “Còn các khoản bồi dưỡng thêm như sữa bầu, hoa quả, hải sản … khách phải mang đến hoặc cho tiền. Số tiền đó có thể là 2, 3 triệu, đó là tùy tâm khách” – H nói.

Tuy nhiên, H cũng nhấn mạnh, những trường hợp người mang thai đậu thai đôi, khách sẽ phải trả thêm 50% giá trị hợp đồng.

“Đa phần, các trường hợp chị làm đều đậu thai đôi. Chẳng hạn như mấy đứa kia, cũng đều là thai đôi cả” – vừa nói H vừa chỉ tay về 2, 3 cô gái vác bụng bầu đang đi lại trong quán.
Giấy tờ hợp lệ, giấy khai sinh hợp pháp

Giải đáp cho thắc mắc của khách về vấn đề giấy khai sinh và hồ hơ hợp pháp để thực hiện toàn bộ quá trình, H động viên chúng tôi: “Mọi giấy tờ đều hợp pháp”.

H cho biết, hiện tại Bộ Y tế chỉ cho phép mang thai hộ ở 3 bệnh viện là, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế và bệnh viện Từ Dũ TP HCM. Tuy nhiên để được duyệt hồ sơ mang thai hộ yêu cầu rất khắt khe thêm vào đó khách sẽ mất rất nhiều thời gian chờ đợi các cơ quan xét duyện. Thời gian chờ đợi có thể lên đến cả năm.

Do đó để tiết kiệm thời gian, H làm việc (thụ tinh, chuyển phôi cho người mang thai hộ - Pv) ở một bệnh viện. Tại bệnh viện này, H không làm hồ sơ mang thai hộ mà thực hiện dưới hồ sơ thụ tinh ông nghiệm.

Để trót lọt, H cho biết, H có nhiều cách để lách luật, có thể là tráo người (tên trong hồ sơ là cặp vợ chồng, nhưng người vào thực hiện là người mang thai hộ)…Do đó, khách không cần phải lo lắng chuyện giấy khai sinh của con không đúng tên bố mẹ.

“Nếu không thể làm được những việc đó, chị đã không tồn tại được với công việc này 16 năm nay” – H nói.

Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.

- Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

b) Vợ chồng đang không có con chung;

c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

- Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;

b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;

c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;

d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;

đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Theo đó, vợ chồng phải đáp ứng tất cả các điều kiện trên thì mới có thể được xem xét mang thai hộ.

Tuy nhiên khi mang thai hộ vẫn cần phải làm đầy đủ các sàng lọc trước sinh  

Nhận xét