Những tư thế quan hệ tốt nhất cho tháng thứ tư


Dù biết việc quan hệ khi mang thai tháng thứ 4 không ảnh hưởng đến thai nhi, nhưng mẹ bầu vẫn cần lưu ý đến một số vấn đề an toàn.


Quan hệ khi mang thai tháng thứ tư có an toàn?

Bắt đầu ở tháng thứ tư, mẹ bầu có thể cảm nhận được thai nhi cử động. Do đó, khi quan hệ vợ chồng, chuyện thấy được thai nhi có phản ứng cũng là điều dễ hiểu.

Chuyển động của thai nhi sẽ tăng đột ngột sau khi người mẹ đạt khoái cảm. Không nên cho rằng sự thay đổi đó thể hiện sự không thoải mái của thai nhi hoặc dấu hiệu con không được an toàn. Lý do để giải thích là khi “lên đỉnh”, cơ thể mẹ bầu giải phóng ra một số loại hormone trong vùng khung chậu, tăng lượng máu lưu thông đến khu vực này.


"Chuyện ấy" khi mang thai mang lại nhiều lợi ích bất kỳ. (Ảnh minh họa)

Nếu lo lắng về những phản ứng của con sau khi vợ chồng gần gũi, mẹ bầu nên chia sẻ với bạn đời. Hoặc để giảm những cử động bất thường của thai nhi, nên chọn những tư thế quan hệ từ phía sau.

Khi nào quan hệ khi mang thai tháng thứ tư sẽ không an toàn?

Nếu không có những dấu hiệu dưới đây, mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm tiếp tục đời sống chăn gối ở tháng thứ tư.

Nếu được chẩn đoán có tử cung yếu, hay cụ thể hơn là cổ tử cung không đủ chặt, mạnh mẽ để giữ thai nhi an toàn trong đó. Tình trạng này có thể chưa được xác định chính xác ở quý thai kỳ đầu tiên. Khi gặp hiện tượng này, mẹ bầu nên hạn chế quan hệ để tránh dẫn đến tình trạng sảy thai.

Bong huyết sau khi quan hệ, đây là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu lượng máu chảy quá nhiều, kéo dài trong hơn ba ngày, thì nên dừng quan hệ và trao đổi với bác sỹ chuyên khoa.

Viêm đường tiết niệu cũng là yếu tố khiến mẹ bầu cần cân nhắc về việc quan hệ tình dục vào tháng thai kỳ thứ tư. Trong tình huống này, nên kiêng “chuyện ấy” vì viêm đường tiết niệu có thể dẫn tới việc sinh non và ảnh hưởng tới thận.

Việc quan hệ vợ chồng khi mang thai được xem là tác nhân tăng nguy cơ gây viêm đường tiết niệu ở bà bầu.

Cuối cùng, nếu chú ý thấy dịch âm đạo bất thường về màu, mùi sau khi quan hệ, thì mẹ bầu nên hạn chế gần gũi chồng. Đó có thể là dấu hiệu viêm nhiễm, thậm chí có thể tấn công tử cung. Cần nói chuyện với bác sỹ để tìm ra giải pháp kịp thời.


Quan hệ khi mang thai tháng thứ tư có nhiều thay đổi. (Ảnh minh họa)

Đời sống tình dục thay đổi thế nào ở tháng thứ tư thai kỳ?

Những dấu hiệu nghén của những tháng đầu mang thai giảm, năng lượng dồi dào hơn, mẹ bầu sẽ thấy đời sống vợ chồng của mình có những thay đổi đáng kể.

Lượng máu lưu thông tới vùng âm đạo và khung chậu nhiều hơn giúp tăng ham muốn, cải thiện đời sống tình dục. Mẹ bầu dễ đạt khoái cảm hơn.

Bạn đời sẽ cảm nhận đôi chút khó khăn khi thai nhi đang lớn dần. Tuy nhiên, không lo lắng quá nhiều nếu mẹ bầu không thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của chồng. Có thể chia sẻ thẳng thắn về nỗi lo của bạn với chồng để nhận được sự đồng cảm.

Những tư thế quan hệ tốt nhất cho tháng thứ tư

Bắt đầu tháng thứ tư đến hết tháng thứ sáu được xem là “quý thai kỳ trăng mật”, vì cơ thể mẹ bầu nhạy cảm hơn, sung mãn hơn sau khi những dấu hiệu nghén đã biến mất hoàn toàn.

Dù vậy, mẹ bầu vẫn nên chú ý một số tư thế quan hệ an toàn nhất cho thai nhi. Lúc này, tư thế truyền thống sẽ không mang lại sự thoải mái do vòng bụng đã khá lớn. Thay vào đó, vợ chồng nên chọn tư thế “úp thìa”, quan hệ từ phía sau để giảm áp lực đè nén lên vùng bụng, tạo cảm giác thoải mái.

Hoặc chọn mẹ bầu ở trên, chủ động điều khiển “cuộc yêu”. Nên hơi nghiêng, dồn trọng tâm về phía trước, bám tay vào đầu giường để có thế chắc chắn.

>> Tin liên quan: Trung tâm xét nghiệm không xâm lấn nipt

Nhận xét