Tìm hiểu tỷ lệ sảy thai sau khi làm IVF

Bạn đã sẵn sàng có em bé nhưng vẫn lo lắng với những rắc rối đi kèm? Tìm hiểu tỷ lệ sảy thai, khi nào và vì sao dễ bị sảy thai cũng như tỷ lệ sảy thai đối với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm để chuẩn bị tốt hơn cho thiên chức làm mẹ nhé.


Nhiều người cho rằng chỉ cần một lần “gần gũi” là có thể mang thai nhưng thực tế thì hoàn toàn khác. Một số người có thể thành công ngay trong lần đầu nhưng số khác lại không được may mắn như vậy. Có người cố gắng nhiều năm nhưng vẫn không có em bé. Một số thì không thể mang thai còn số khác lại luôn sảy thai.

Bài viết bên dưới sẽ cung cấp cho bạn các thông tin chi tiết về hiện tượng sảy thai và xác suất sảy thai khi áp dụng biện pháp thụ tinh trong ống nghiệm để bạn có hiểu rõ hơn về quá trình này trước khi bắt đầu hành trình làm mẹ.

Kết quả hình ảnh cho dan ba ngoai tinh

Sảy thai

Thật đáng buồn vì sảy thai là hiện tượng phổ biến và ảnh hưởng đến 30% phụ nữ mang thai trên toàn thế giới. Sảy thai là hiện tượng thai hư trước khi được 20 tuần tuổi. Tuy nhiên, một số phụ nữ bị sảy thai rất sớm, thậm chí trước khi họ biết mình đã mang thai. Trái ngược với quan niệm thông thường, quan hệ tình dục, tập thể thao hoặc làm việc không dẫn đến sảy thai. Té ngã hoặc va đập cũng không gây sảy thai nếu lực tác động không quá mạnh. Nguyên nhân dẫn đến sảy thai khác nhau tùy theo từng người. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

Thai nhi không được hình thành một cách bình thường nên không thể sống sót
Tử cung của người mẹ bị biến dạng hoặc dị dạng nên thai nhi không thể phát triển
Người mẹ mắc các bệnh như sởi, lupus hoặc tiểu đường khi đang mang thai

Dù nguyên nhân là gì đi chăng nữa, hậu quả của sảy thai để lại luôn rất thương tâm và khủng khiếp đối với những người trong cuộc.

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

Khoa học kĩ thuật hiện đại có thể tạo điều kiện cho phụ nữ mang thai và đảm bảo mẹ tròn con vuông. Thụ tinh trong ống nghiệm là một kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho phép trứng được thụ tinh ở bên ngoài cơ thể. Các bước của thụ tinh trong ống nghiệm được tóm gọn như sau:

1. Trứng của người mẹ được kích thích và phát triển bên trong tử cung bằng thuốc hoặc các biện pháp khác.
2. Khi trứng đã sẵn sàng, chúng sẽ được lấy ra khỏi cơ thể
3. Trứng được thụ tinh bằng tinh trùng của người chồng hoặc người hiến tặng
4. Sau khi thụ tinh, các tế bào trứng được quan sát và tạo điều kiện để phát triển
5. Khi trứng đã phát triển thành phôi, phôi sẽ được đặt vào tử cung của người mẹ để phát triển thành thai nhi.

Toàn bộ quá trình thụ tinh trong ống nghiệm không hề dễ dàng và đòi hỏi sự chuẩn bị về tâm lý và tài chính. Ngoài mức chi phí cao ngất ngưởng thì các cặp vợ chồng cũng nên nhớ rằng tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm chỉ đạt 20-30% mà thôi. 70-80% còn lại thất bại vì chất lượng của phôi thai kém, buồng trứng không phản ứng hoặc các vấn đề về cấy ghép. Nhưng bạn có biết rằng sảy thai cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho thụ tinh trong ống nghiệm thất bại?

Sảy thai và thụ tinh trong ống nghiệm

Tỷ lệ sảy thai sau thụ tinh trong ống nghiệm cao hơn so với mang thai bình thường. Lí do không phải vì thụ tinh trong ống nghiệm là một quá trình nhạy cảm mà là vì người phụ nữ vốn đã có nguy cơ sảy thai cao. Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là giải pháp cuối cùng cho các cặp vợ chồng chung sống nhiều năm nhưng không có con. Tuy nhiên, sảy thai sau khi thụ tinh trong ống nghiệm không có nghĩa là hoàn toàn hết hi vọng có con. Nếu có nhu cầu và tài chính cho phép, các cặp vợ chồng có thể thử lại quá trình thụ tinh trong ống nghiệm, trừ trường hợp bác sĩ không cho phép.


Nhận xét