Hiện nay với công nghệ ngày một tiên tiến hiện đại nên không khó gì để tiếp cận được với phương pháp xét nghiệm ADN. Đây cũng là dịch vụ đang được quan tâm ngày một nhiều từ phía khách hàng, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về việc xét nghiệm này. Cùng tìm hiểu những điều bạn chưa biết về phương pháp xét nghiệm huyết thống này.
Xét nghiệm ADN – những yếu tố không thể thiếu trong xác định huyết thống
Yếu tố đầu tiên phải kể đến trước khi thực hiện dịch vụ này là đối tượng tham gia xét nghiệm chỉ cần người cha và người con, tùy từng trường hợp mà không cần nhất thiết phải có sự hiện diện của người mẹ. Chỉ cần xét nghiệm trên mẫu của 2 bố con là có thể phân tích sự tương thích hay không khớp để đưa đến kết luận hai người có cùng huyết thống cha con hay không.
Tiếp theo là việc lấy mẫu sinh phẩm, đây là một yếu tố rất quan trọng và đòi hỏi sự tỉ mỉ từ phía người cung cấp thông tin.
Hiện có rất nhiều mẫu đủ điều kiện để thực hiện xét nghiệm như thu mẫu từ tế bào niêm mạc miệng, thu mẫu tóc có chân, thu mẫu cuống rốn, thu mẫu móng tay/móng chân hoặc lấy mẫu từ nước ối…đều là những mẫu sinh phẩm thông thường hiện nay và ở mỗi loại mẫu sẽ đều có yêu cầu cũng như hàm lượng khác nhau.
Duy chỉ với những mẫu bí mật như tinh trùng, kẹo cao su, đầu mẩu thuốc lá… thường mang tính bảo mật cao thì khách hàng cần trả thêm một khoản phí để tách ADN riêng từ những mẫu đó.
Một yếu tố khác cũng cần thiết trong việc đánh giá xét nghiệm ADN cha con là về bộ kit xét nghiệm. Hiện trên thế giới sử dụng nhiều bộ kit khác nhau trong xét nghiệm huyết thống, mỗi bộ kit sẽ đều có số lượng locus khác nhau để phù hợp với từng dạng quan hệ, bộ kit càng có nhiều locus thì càng có độ tin cậy cao. Tuy nhiên để xác định được sử dụng bộ kit nào cho phù hợp thì cũng cần phải có sự tư vấn kỹ càng từ phòng xét nghiệm.
Những loại hình xét nghiệm ADN đang phổ biến nhất hiện nay
Đầu tiên phải kể đến là xét nghiệm ADN cha con/mẹ con. Phương pháp này sẽ dựa trên việc phân tích 23 sắc thể đơn từ người cha cùng 23 sắc thể từ người con (con cái thường sẽ thừa hưởng một nửa gen từ cha và một nửa từ người mẹ) để xác định được sự huyết thống của 2 đối tượng làm xét nghiệm.
Việc xác định huyết thống cũng có thể được thực hiện gián tiếp thông qua phương pháp xét nghiệm ADN họ hàng. Đối tượng có thể là ông, bà, cô, dì, chú, bác, anh/em họ… trong trường hợp bố/mẹ không thể tham gia. Trong phương pháp này thì tuỳ vào mỗi trường hợp mà sẽ tiến hành chọn xét nghiệm dựa trên nhiễm sắc thể nào phù hợp nhất.
Xét nghiệm ADN pháp lý cũng là một loại hình được nhiều người tìm đến thực hiện trong thời nay. Ở loại hình này kết quả sẽ phục vụ cho việc đăng ký làm giấy khai sinh hoặc thủ tục nhập quốc tịch. Cụ thể như làm thủ tục bổ sung cho con mang họ của bố đẻ (bố sinh học) vào giấy khai sinh khi trước đó người mẹ làm giấy khai sinh không có tên bố, làm giấy khai sinh cho con mang họ bố (bố sinh học) nếu trước đó người con sinh ra khi bố mẹ chưa có giấy đăng ký kết hôn hoặc xác định trách nhiệm cấp dưỡng với con khi cha mẹ ly hôn (về thừa kế và các thủ tục pháp lý khác)…
Kết quả khác nhau tại 2 cơ sở khác nhau
Tuy không nhiều nhưng đã từng có trường hợp khách hàng đi xét nghiệm ở 2 trung tâm lại cho ra 2 kết quả khác nhau. Mặc dù ADN là phương pháp mang đến độ chính xác cao nhất, tuy nhiên, không phải đơn vị nào cung cấp dịch vụ xét nghiệm này cũng có năng lực và trách nhiệm.
Vì thế trước khi quyết định làm xét nghiệm ADN bạn nên tìm hiểu thật kỹ về trung tâm, các thông tin cần nắm rõ là về trang thiết bị, đội ngũ bác sĩ chuyên môn, bộ kit sử dụng có số lượng nên là trên 20 locus… để có kiến thức đầy đủ nhất.
Ngoài ra với những loại hình dịch vụ này thì tốt nhất bạn nên lắng nghe tư vấn hỗ trợ từ các chuyên gia trong lĩnh vực xét nghiệm để nhận được những lời khuyên đúng đắn, chọn lựa được nơi phù hợp nhất để tiến hành xét nghiệm.
Nhận xét
Đăng nhận xét