Sự bận rộn giúp bạn trì hoãn sự phát triển của chứng mất trí nhớ



Mới đây, các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện những người sống bận rộn có chủ đích như có nhiều việc cần làm cho kế hoạch trong tương lai, thường ngủ ngon hơn và ít có vấn đề về mất ngủ.

>> Xét nghiệm Exome sequencing: https://gentis.com.vn/xet-nghiem-exome-sequencing

Theo các nhà tâm lý của Trường đại học Texas, Hoa Kỳ, sự bận rộn rất có lợi cho não. Qua khảo sát trên 300 người trưởng thành phải thường xuyên hoàn thành quá nhiều công việc trong ngày, kèm theo những bài kiểm tra đánh giá kết quả nhận thức, phát hiện, những người quá bận rộn, phải sắp xếp để có thời gian làm việc khi vừa thức dậy trong ngày, có năng lực tinh thần mạnh mẽ hơn. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Frontiers in Aging Neuroscience cho biết thêm, bận rộn ảnh hưởng đến sức khỏe trí não, bất kể tuổi tác hay trình độ học vấn. Tiến sĩ Sara Festini, tác giả cuộc nghiên cứu, giải thích, sự bận rộn đem lại nhiều cơ hội tìm tòi, học hỏi thông qua những tình huống khác nhau, mà trong đó bạn có thể tìm thấy chính mình. Điều này giúp năng lực nhận thức được kích thích và thử thách, tăng tính mềm dẻo của não bộ - là khả năng tự học hỏi những kỹ năng mới của não.

Ảnh minh họa

Có hai loại là, bận rộn tốt và xấu, nhưng bận rộn xấu gây hại cho não, trong đó căng thẳng làm giảm sự chú ý, suy giảm trí nhớ và can thiệp đến sự tiếp thu kiến thức. Chuyên gia nghiên cứu về kiểm soát căng thẳng, Linda Blair, giải thích, để biết bận rộn là căng thẳng hay hữu ích, hãy hiểu được những việc đang làm có vượt quá khả năng kiểm soát của bạn hay không. Bận rộn thiếu kiểm soát lượng do công việc quá tải có thể dẫn đến căng thẳng, và tiềm ẩn nguy cơ gia tăng hóc môn gây căng thẳng cortisol. Gia tăng cortisol liên quan đến những vấn đề tinh thần như lo lắng, trầm cảm, suy giảm trí nhớ và sự tập trung, gây viêm tấy toàn bộ cơ thể và bệnh tim mạch. Sự bận rộn chỉ tốt khi kiểm soát tốt thời gian bận rộn, những việc đang làm và mối quan hệ của bạn.

Cuộc sống bận rộn cũng đặc biệt có lợi ở người tuổi, nhất là ở tuổi nghỉ hưu. Theo giải thích của các chuyên gia thần kinh học tại Ý, những người trên 50 tuổi, nghỉ hưu sớm có nguy cơ giảm sức mạnh của cơ bắp, đây là yếu tố quan trọng có liên quan đến bệnh tật. Qua kiểm tra dữ liệu về lực nắm bàn tay của những người nghỉ hưu trên 50 tuổi tại 12 quốc gia châu Âu cho thấy, nghỉ hưu tăng tốc độ suy giảm sức mạnh do tuổi tác. Nghỉ hưu sớm và hoạt động thể chất muộn không tốt đối với việc sống lâu ở những người về hưu. Và, dù chỉ làm việc 1 năm sau khi nghỉ hưu cũng làm giảm tỉ lệ tử vong sớm khoảng 10%. Hơn thế, nghỉ hưu muộn còn trì hoãn sự phát triển của chứng mất trí nhớ, ít gặp trở ngại về nhận thức.

Tương tự, các hoạt động tình nguyện cũng đem lại kết quả khả quan. Chuyên gia tâm lý Yannick Griep, Trường đại học Calgary, Canada, giải thích, khảo sát ở 1.001 người Thụy Điển, nghỉ hưu ở tuổi 65, cho thấy những người tham gia hoạt động tình nguyện 1 giờ đồng hồ mỗi tuần sẽ làm giảm 2,44 lần nguy cơ mất trí nhớ trong 2 năm sau đó. Hoạt động tình nguyện giúp người lớn tuổi hoạt động về thể chất, tinh thần và xã hội, làm não được kích thích. Não hoạt động thông qua các hoạt động xã hội có thể xây dựng sức mạnh nhận thức ở người lớn tuổi và ngăn ngừa sa sút trí tuệ.

Tiến sĩ tâm lý Jane Prince, Trường đại học South Wales, chia sẻ thêm, sự bận rộn là không có thời gian để ngồi suy nghĩ những thứ bất công trong cuộc sống, ít quan tâm chú ý đến bản thân và những cơn đau. Thay vào đó, hãy giữ cho tinh thần luôn khỏe mạnh, đầy sức sống. Vô công rỗi nghề, như khi thất nghiệp, dễ bức bối, căng thẳng hoặc quá nhàn rỗi khi nghỉ hưu cũng dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe.

Nhận xét