Phương pháp tây y hay đông y điều trị viêm loét dạ dày tá tràng


Khi mắc một số bệnh về dạ dày, như viêm loét dạ dày tá tràng, nhiều người thường lo lắng không biết điều trị theo phương pháp tây y hay đông y sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số những phân tích để người bệnh hiểu hơn về 2 phương pháp điều trị này. 

>> Xét nghiệm Exome sequencing: https://gentis.com.vn/xet-nghiem-exome-sequencing

Nguyên nhân gây bệnh

Viêm dạ dày tá tràng mạn tính thường do 6 nguyên nhân chính: Bia rượu; chế độ ăn uống nghỉ ngơi không điều độ ăn nhiều thức ăn cay nóng; làm việc trí óc căng thẳng; do tự ý sử dụng thuốc lâu dài đặc biệt kháng viêm, giảm đau, kháng sinh; do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP). Ngoài ra, có một thói quen làm cho viêm dạ dày tái đi tái lại và dễ dẫn đến ung thư do hút thuốc lá.

Điều trị bằng thuốc tây

Điều trị viêm dạ dày tá tràng bằng tân dược giúp người bệnh giảm triệu chứng khó chịu (ợ hơi, ợ chua, đau thượng vị, đầy hơi, chướng bụng...) nhanh chóng trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc cũng là vấn đề người bệnh nên lưu ý khi tự ý sử dụng thời gian dài.
Đối với nhóm trung hòa axit có tác dụng mạnh, nhanh, tuy nhiên có khả năng gây ra hiện tượng nhiễm kiềm cho toàn bộ cơ thể. Bên cạnh đó, tác dụng phụ của thuốc này gây ra 1 phản ứng ngược dẫn đến sự tăng tiết gastrin dẫn đến tăng tiết axit trong dạ dày. Nhóm thuốc hydroxit nhôm dễ gây ra hiện tượng táo bón. Nếu dùng nhiều trong thời gian dài dễ gây ra tình trạng thiếu phosphat, hậu quả là người bệnh thường cảm thấy khó chịu, chán ăn và mệt mỏi.

Đối với nhóm thuốc giảm tiết axit mạnh như cimetidine, ranitidin, omeprazole... liều cao hoặc kéo dài trên 1 năm sẽ làm gia tăng nguy cơ loãng xương, có nhiều tác dụng phụ và tương tác thuốc bất lợi cho người bệnh, một số trường hợp làm suy giảm khả năng tình dục… và có nguy cơ tiến triển thành ung thư da dày.

Ngoài ra, nếu nhiễm vi khuẩn HP, dùng kháng sinh theo phác đồ là một chỉ định điều trị cần thiết. Tuy hiên, kháng sinh sẽ gây loạn khuẩn, rối loạn tiêu hóa, tổn thương gan và thận, nếu dùng liều quá cao, lâu dài sẽ gây viêm gan, suy thận mãn tính.

Vai trò y học cổ truyền

Ngày nay, bên cạnh thành tựu y học hiện đại, con người tìm đến những liệu pháp điều trị có nguồn gốc từ thiên nhiên để đảm bảo cân bằng tính an toàn và hiệu quả. Đối với viêm dạ dày tá tràng, y học cổ truyền cũng ghi nhận nhiều bài thuốc có giá trị.

Ưu điểm y học cổ truyền là coi con người là một thể thống nhất, nên việc điều trị bệnh phải bắt nguồn từ việc điều trị nguồn gốc căn nguyên của bệnh. Do đó thuốc không những chỉ có tác dụng chữa đau dạ dày mà còn có tác dụng chữa trị các bệnh khác liên quan cũng như bồi bổ cơ thể. Đây là điều y học hiện đại không có được.

Có 3 loại thảo dược đã được nghiên cứu điều trị viêm dạ dày tá tràng: Lá khôi có thành phần hóa học chính là tanin, chất này có tác dụng chống viêm, làm se vết loét, làm liền sẹo, giảm sự gia tăng của axit dạ dày. Nhờ cơ chế này nên lá khôi rất tốt trong điều trị đau dạ dày tá tràng, làm bớt ợ chua, nóng rát vùng thượng vị, giúp bệnh nhân có cảm giác dễ chịu khoan khoái, nhẹ bụng.

Chè dây có chứa flavonoid, chất này đặc biệt có tác dụng làm giảm thể tích dịch vị, giảm độ axit tự do và giảm độ axit toàn phần. Chè dây cũng có tác dụng làm sạch vi khuẩn HP, đây là loại xoắn khuẩn sống trên lớp nhày niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, hàm lượng lớn flavonoid trong chè dây có tác dụng chống viêm, cắt cơn đau nhanh, chữa bệnh đau dạ dày.

Nghệ có hoạt tính chống viêm cấp tính và viêm mạn tính, chống loét dạ dày và chống rối loạn tiêu hóa. Cao chiết từ nghệ làm giảm tiết dịch vị, tăng lượng chất nhầy trong dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày, tá tràng.

Như vậy, theo kinh nghiệm bản thân điều trị trên người bệnh, việc lựa chọn thuốc tây hay thuốc y học cổ truyền hoặc kết hợp cả 2 tùy theo triệu chứng, giai đoạn của bệnh căn cứ theo ưu và khuyết điểm của mỗi loại thuốc như đã phân tích ở trên. Nhìn chung, giai đoạn cấp nên dùng thuốc tân dược, về sau phối hợp thuốc y học cổ truyền và duy trì để phòng ngừa tái phát.

Có nhiều quan niệm cho rằng thuốc y học cổ truyền tác dụng chậm do điều trị gốc bệnh. Riêng đối với bệnh viêm dạ dày tá tràng mạn tính, tôi không đồng tình với quan điểm này vì chính bản thân đã trải nghiệm các bài thuốc y học cổ truyền và cảm nhận hiệu quả rõ ràng.

Hơn nữa, các thành phẩm y học cổ truyền ngày nay cũng tiện lợi cho người bệnh sử dụng trong thời gian dài. Cuối cùng, điều quan trọng không kém, người bệnh cần kiểm soát lối sống lành mạnh, ăn uống hợp lý, đúng giờ, và nên bỏ thuốc lá bia rượu để tránh tái phát và ung thư hóa về sau. 

Và điều quan trọng cuối cùng đó là không nên tự điều trị bệnh lý viêm dạ dày tá tràng mạn tính, nên đến bác sĩ để được tư vấn chế độ ăn, những điều cần tránh và bài thuốc, vị thuốc y học cổ truyền phù hợp với thể bệnh (viêm cấp hay mãn, có cần kết hợp dùng thuốc bổ không khi mắc bệnh một thời gian dài, không tiêu hóa tốt do dạ dày lãn công) và đặc thù riêng của chính cơ thể người bệnh (như bạn lả người thể trạng hàn hay thể trạng nhiệt).

Nhận xét