Nỗi sợ hãi mang tên Whitmore


Vi khuẩn "ăn thịt người" Whitmore thường sống trong bùn đất và nước, lây truyền chủ yếu qua vùng da tổn thương tiếp xúc với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn, thường bùng phát vào tháng 7, 11.

>> Bảng giá xét nghiệm ADN: https://gentis.com.vn/bang-gia-xet-nghiem-adn

Mới đây, bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã phát hiện và điều trị cho 3 bệnh nhi mắc bệnh Whitmore (hay Melioidosis). 

Theo các bác sĩ, 3 bệnh nhân đều có bệnh cảnh áp xe viêm tuyến nước bọt màng tai. Gia đình tưởng là bệnh quai bị, tự điều trị tại nhà nên đến khi nhập viện bệnh đã nặng.

3 trường hợp bệnh nhi mắc Whitmore.

Mới đây, bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cho biết bệnh viện đã ghi nhận 1 trường hợp nhiễm vi khuẩn ăn thịt người whitmore do bị bừa đâm rách mặt gối phải.

Sau 10 ngày tiểu phẫu, bệnh nhân M.D (45 tuổi) lại phải nhập viện lại vì vết thương vẫn sưng nề, chảy dịch mủ, hình thành ổ apxe.

Bệnh nhân M.D sau khi đã được chữa trị (Ảnh: Infonet).

Ngay lập tức, anh D. được phẫu thuật nạo tổ chức viêm lấy xương chết, nuôi cấy mủ tổ chức viêm tìm thấy vi khuẩn B. Pseudomallei (sau gần 1 tháng khởi bệnh).

Sau 3 tuần, vết thương vùng gối phải khô, liền sẹo tốt, bệnh nhân ra viện tiếp tục điều trị kháng sinh duy trì theo phác đồ.

Whitmore không phải bệnh mới và hiếm gặp mà bị "bỏ quên" trong cộng đồng. Bệnh này được phát hiện đầu tiên trên thế giới vào năm 1911, xuất hiện tại Việt Nam từ 1936 và xuất hiện lẻ tẻ tại một số tỉnh phía Nam. 

Vi khuẩn Whitmore dưới kính hiển vi 

Đã hơn 90 năm ngủ quên, thời gian gần đây Whitmore tỉnh dậy reo rắc nỗi kinh hoàng cho nhiều người. 

Tỷ lệ tử vong của bệnh Whitmore có thể lên đến 50%-60%. Hiện tại đang mùa mưa, là thời điểm thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển.

Liệu vi khuẩn ăn thịt người có lây lan trở thành bệnh dịch hay không?

Được biết, bản chất của vi khuẩn Whitmore gây ra các ca bệnh tản phát nhưng dẫn tới những bệnh cảnh lâm sàng rất nặng nề.

Nó khiến người bệnh nhiễm trùng huyết, tổn thương tại chỗ và đặc biệt là tổn thương vào phổi và bệnh Whitmore không lây truyền từ người sang người.

Hình ảnh một bệnh nhân điều trị vì mắc vi khuẩn ăn thịt người.

Tuy nhiên, ngay cả khi được khẳng định chẩn đoán bệnh Whitmore, việc điều trị cũng hết sức khó khăn vì phải dùng kháng sinh tấn công liều cao kéo dài liên tục trong ít nhất khoảng 2 tuần, sau đó dùng kháng sinh duy trì khoảng từ 3 đến 6 tháng nữa.

Vi khuẩn Whitmore thường sống trong bùn đất và nước, lây truyền chủ yếu qua vùng da tổn thương tiếp xúc với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn, thường bùng phát vào tháng 7, 11.

Chẩn đoán bệnh Whitmore chính xác phải dựa trên các xét nghiệm trong mẫu bệnh phẩm máu, mủ, đờm, nước tiểu hoặc dịch não tủy.

Căn bệnh này hiện chưa có vaccine phòng bệnh và khi đã khởi phát bệnh, diễn biến của bệnh rất nhanh, có thể cướp đi mạng sống bệnh nhân chỉ sau 48 giờ nhập viện.

Đặc biệt, các triệu chứng lâm sàng của bệnh cũng rất mơ hồ, chẩn đoán rất khó nên dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh viêm phổi, nhiễm khuẩn da mô mềm, nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu, liên cầu...

Ở người lớn, đa số bệnh nhân mắc bệnh có biểu hiện viêm phổi kèm nhiễm khuẩn huyết, viêm bàng quang, có các vết mưng mủ trên da, một số trường hợp còn có biểu hiện viêm cơ, viêm khớp hoặc viêm màng não.

Việc theo dõi điều trị bệnh kéo dài, tốn kém nên không ít bệnh nhân đã bỏ cuộc. Đây cũng là một trong là những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong điều trị và tỉ lệ tử vong do whitmore cao.

Nhận xét