Các triệu chứng đi kèm với vàng da

Vàng da là tình trạng ảnh hưởng đến gan khi nồng độ sắc tố màu vàng bilirubin trong máu tăng mạnh. Lúc này, da, niêm mạc, lòng trắng của mắt chuyển sang màu vàng do cơ thể sản xuất quá nhiều bilirubin.


Các triệu chứng đi kèm với vàng da bao gồm đau bụng, nhức đầu, sốt, buồn nôn, chán ăn, sụt cân, nôn mửa. Một số lý do gây vàng da là sốt rét, xơ gan và các rối loạn về gan khác. Nếu bị vàng da, bạn nên chọn thực phẩm dễ tiêu hóa.

Cà chua, giàu chất chống ô xy hóa và vitamin C cùng với sự hiện diện của lycopene, được chứng minh là một phương thuốc hiệu quả giúp trẻ hóa tế bào gan, nhờ đó, hỗ trợ chữa các triệu chứng vàng da, theo chuyên san Chinese Journal of Digestive Surgery.

Các enzyme tiêu hóa tự nhiên có trong đu đủ và xoài giúp giảm triệu chứng vàng da /// ShutterStock

Uống nước mía giúp kiểm soát các triệu chứng vàng da, khôi phục chức năng gan và hỗ trợ tiêu hóa.
Chanh giàu vitamin C, có lợi cho người bị vàng da. Uống nước chanh một cách có kiểm soát giúp phục hồi và làm giảm các triệu chứng vàng da, vì nó giúp khai thông các ống dẫn mật.

Ngoài các loại thực phẩm nêu trên, những ai bị vàng da nên uống ít nhất 180 ml nước mỗi ngày. Uống trà thảo mộc, trà hoa cúc, trà xanh… với liều lượng vừa phải cũng giúp giảm bệnh.

Theo nghiên cứu đăng trên chuyên san Hepatology, trái cây và rau quả như bơ, bưởi, nho, lựu… cũng hữu ích trong việc ngừa vàng da. Các enzyme tiêu hóa tự nhiên có trong mật ong, cam, dứa (thơm), đu đủ và xoài hỗ trợ đẩy lùi vàng da.

Thực phẩm có chất xơ hòa tan như cải xoăn và bông cải xanh, quả dâu tây, mâm xôi, hạnh nhân, gạo lứt và bột yến mạch có tác dụng kiểm soát các triệu chứng của vàng da, theo nghiên cứu được công bố trên chuyên san European Journal of Cancer Care.

Theo nghiên cứu đăng trên chuyên san Journal of Obstetrics and Gynaecology, khi bị vàng da, bạn cần tránh những thực phẩm sau:

Tránh muối để da mau trở lại hiện trạng ban đầu. Ăn nhiều muối gây hại cho các tế bào gan và cản trở quá trình phục hồi từ bệnh vàng da. Tránh các thực phẩm giàu muối như dưa chua vì muối là một trong những thực phẩm làm vàng da nặng hơn.

Mọi loại thịt đều cần phải kiêng khem nghiêm ngặt cho đến khi bệnh nhân hồi phục hoàn toàn. Thịt chủ yếu chứa chất béo bão hòa. Tương tự, ăn nhiều bơ thực vật được cho là có hại sức khỏe người bị vàng da. Bơ là một nguồn chất béo bão hòa cần phải kiêng khem trong giai đoạn phục hồi vì nó tạo thêm công việc cho gan, khiến việc điều trị trở nên khó khăn.

Đừng chọn thực phẩm giàu protein vì gan khó chuyển hóa protein. Đậu lăng, đậu Hà Lan nên tránh khi bị vàng da. Ngoài hàm lượng chất xơ cao, các loại đậu này còn chứa nhiều protein khiến gan khó hoạt động.

Vì gan đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa protein nên thực phẩm chứa nhiều protein như trứng nên tránh. Nói tóm lại, bạn cần hạn chế lượng chất sắt, chất béo, đường và muối ăn nạp vào cơ thể trong thời gian bị vàng da.

Nhận xét