Mất ngủ khiến bạn có nguy cơ cao của nhiều bệnh lý



Mất ngủ thường xuyên dẫn đến lo âu, trầm cảm, đó là yếu tố khởi phát của bệnh tâm thần...

>> Xét Nghiệm di truyền: https://gentis.com.vn/xet-nghiem-di-truyen

Gần 1 tháng nay tôi hay mất ngủ đêm. Tôi lo lắng nếu cứ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, mong được bác sĩ tư vấn. Chân thành cảm ơn bác sĩ!

Keyword đầu tiên có dấu

Trả lời:

Có thể nói, hiện nay không chỉ người già mà cả người trẻ 20-30 tuổi cũng mắc chứng rối loạn giấc ngủ. Nguyên nhân thứ nhất là đời sống tinh thần, công việc căng thẳng. Thứ hai là do ăn uống, quá lạm dụng chất kích thích như rượu, bia, cà phê... Thứ ba là các bệnh lý, ví như nhiều người trẻ mắc tăng axit uric, mỡ máu, đái tháo đường... khi mắc các bệnh này chúng ta sử dụng thuốc có thể gây mất ngủ.

Chúng ta biết nếu mất ngủ dù chỉ 1 đêm thì hôm sau ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc. Với một số người khi mất ngủ kéo dài có thể gây ra các tai biến: Thiểu năng mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, xuất huyết não... nếu chúng ta không giải quyết tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng. Mất ngủ là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý nếu không giải quyết tốt.

Mất ngủ thường xuyên dẫn đến lo âu, trầm cảm, đó là yếu tố khởi phát của bệnh tâm thần.

Khi bị rối loạn giấc ngủ thì không có một “thần dược” (một mình) có thể giải quyết được mà cần phối hợp các biện pháp: Nghỉ ngơi, tránh stress... Về ăn uống, cần tránh các chất kích thích. Khi bị bệnh mạn tính gây mất ngủ cần tham vấn bác sĩ các thuốc không gây ra tình trạng mất ngủ. Người bệnh nên tham gia tập luyện thể thao bơi lội, đi bộ... hay tập dưỡng sinh, yoga. Mất ngủ là rối loạn giữa hưng phấn và ức chế. Khi tập luyện thì hưng phấn và ức chế điều hòa. Tìm đến các sản phẩm y học cổ truyền có tính chất an thần, dưỡng tâm rất tốt như: Lạc tiên, củ bình vôi, lá vông, đinh lăng... có thể hiệu quả chậm nhưng tác dụng lâu bền và an toàn ít tác dụng hơn tân dược.

Theo thống kê, từ trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi nhu cầu ngủ là 14-17 tiếng/ ngày. Từ 3 tháng-12 tháng nhu cầu ngủ là 13-15 tiếng. Cho đến tuổi 18 thì nhu cầu ngủ là 7-9 tiếng. Còn tuổi trưởng thành từ 18-65 tuổi là 7-8 tiếng trung bình. Trên 65 tuổi từ 6-7, 8 tiếng. Ngủ nhiều hơn cũng không tốt, ngủ ít hơn cũng không được.

Nhận xét