Bà T gần 80 tuổi không thể đứng quá 10 phút hay đi bộ dưới 100m vì cảm giác chân bị bóp nghẹt, tức nặng như đeo đá.
>> Xét nghiệm đột biến gene KRAS: https://gentis.com.vn/xet-nghiem-dot-bien-gene-kras
Phụ nữ sau tuổi 55 cần lưu ý nhất là vấn đề loãng xương. ẢNH MINH HOẠ
Trút gánh nặng khiến cụ bà không đứng được quá 10 phút
Từ nhiều năm nay, bà Nguyễn Thị T (78 tuổi, Hà Nam) rất mệt mỏi vì cột sống thắt lưng của mình. Bệnh làm bà không đứng được quá 10 phút, đi bộ dưới 100 mét, vì cứ đứng lâu hơn một chút hoặc đi bộ xa, hai chân bà bị bóp nghẹt lại, cảm giác tức nặng như gắn chì. Trí não minh mẫn nên tổn thương xương khớp này làm bà buồn, bi quan.
Khi được gia đình đưa đến Bệnh viện Việt Đức khám, các bác sĩ đã cho bà T chụp chiếu, ống sống thắt lưng - nơi các dây thần kinh đi qua để xuống chi phối hai chân của bà, phát hiện nơi đây bị hẹp nặng. Trong y học gọi là bệnh lý hẹp ống sống. Đó chính là "thủ phạm" làm bà không thể đứng lâu và đi lại được.
Bà T được xếp lịch mổ. Một ngày sau, bà T chia sẻ, hai chân đã thấy nhẹ nhõm hơn tầm 70%, vết mổ nhỏ ở lưng đau không đáng kể.
Theo BS Trần Quốc Khánh, Khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Việt Đức, rất nhiều người già đang bị những cơn đau mạn tính có nguồn gốc xương khớp hành hạ. "Hầu hết trong số đó, các cụ lựa chọn cách tự điều trị hoặc âm thầm chịu đựng cơn đau hằng đêm mà không muốn làm phiền đến con cái, một số cụ có suy nghĩ rằng y học đã "bó tay" với bệnh tình của mình, nên đành chấp nhận. Điều đó thực sự vô cùng đáng tiếc vì thực tế ngày nay, y học đã đạt được rất nhiều những tiến bộ và có đa dạng những giải pháp điều trị với nhóm bệnh lý này" – BS Khánh nói.
Người già thường mắc vấn đề xương khớp nào?
Theo BS Khánh, với người cao tuổi, vấn đề hay gặp nhất là gãy xương. Nguyên nhân chủ yếu do té ngã trên nền cơ thể có hệ thống xương bị loãng.
Đây có thể coi là "bước ngoặt" về sức khoẻ làm người già sụp đổ nếu gia đình không phát hiện và điều trị đúng cách, kịp thời. Những hoàn cảnh tai nạn đơn giản như trượt chân trong nhà tắm, ngồi xe đi qua chỗ đường gập ghềnh, xóc, bế cháu nặng, xoắn vặn cơ thể đột ngột, bê chậu áo quần... cũng có thể làm người già gãy xương. Những vị trí gãy xương hay gặp bao gồm: Xẹp phù nề thân đốt sống gây đau sụt lưng, gãy cổ xương đùi và vùng liên mấu chuyển xương đùi, gãy đầu dưới xương quay và gãy xương cánh tay.
Ngoài ra, người già cũng hay bị xẹp phù nề thân đốt sống, biểu hiện nổi bật gồm: Đau lưng rất nhiều, đặc biệt lúc thay đổi tư thế, cảm giác sụt lưng, đi lại khó khăn do cột sống là trục cơ thể bị gãy, người già ngồi -đứng - đi lại vô cùng khó khăn và đau đớn.
Điều lưu ý là một số người già bị tổn thương này tuy nhiên không hề có tiền sử tai nạn. Do đó, con cháu cần hết sức lưu tâm để tránh bỏ sót. Khi nghi ngờ, bệnh nhân cần chụp X-quang và cộng hưởng từ cột sống thắt lưng kết hợp đo loãng xương để chẩn đoán xác định bệnh. Với tổn thương này, bơm xi măng sinh học là một giải pháp tốt, mang lại giá trị vô cùng lớn đối với người già. Bệnh nhân chỉ cần gây tê tại chỗ, thao tác bơm xi măng diễn ra trong vòng 20 đến 30 phút, bệnh nhận giảm đau tương đối ngay sau khi được bơm xi măng và quan trọng hơn, lưng bệnh nhân sẽ vững chắc trở lại và thường ra viện sau 1 ngày.
Tuy nhiên với tổn thương này, BS Khánh lưu ý, cần phân biệt xẹp thân đốt sống cũ và mới bị (dựa trên phim cộng hưởng từ, xẹp cũ không có chỉ định bơm xi măng), bệnh nhân có bị loãng xương hay không (không loãng xương bệnh nhân không có chỉ định bơm xi măng), thân đốt sống xẹp quá mức cũng không còn chỉ định bơm mà cần phẫu thuật bắt vít cố định (cố tình bơm xi măng trong những trường hợp này sẽ phản tác dụng và nhiều nguy cơ), bệnh nhân bị xẹp các đốt sống ngực cần được thực hiện ở những trung tâm y tế lớn và phẫu thuật viên nhiều kinh nghiệm.
Vấn đề thứ 3 người già hay gặp là gãy cổ xương đùi, gãy liên mấu chuyển vùng háng (gãy xương hông). Tổn thương này nhiều lúc không gây đau đớn quá nhiều, một số chỉ biểu hiện đi lại và nhấc-xoay chân khó khăn dù xương đã gẫy. Tuy nhiên nếu thấy nghi ngờ, gia đình cần đưa người thân đến các bác sĩ chuyên khoa xương khớp sớm nhất.
Phụ nữ sau tuổi 55 cần lưu ý nhất là vấn đề loãng xương
Một vấn đề rất quan trọng được BS Khánh lưu ý, nhất là với phụ nữ sau tuổi 55 là loãng xương. Vị chuyên gia về cột sống này khuyên phụ nữ sau tuổi 55 nên tạo thói quen đo loãng xương kiểm tra định kỳ hằng năm, với những ai có tiền sử phẫu thuật cắt buồng trứng, sử dụng liệu pháp hormone, ít vận động, tai nạn nằm bất động một thời gian dài... thì cần tiến hành kiểm tra loãng xương sớm hơn nữa. Ở nam giới tỷ lệ loãng xương có giảm hơn so với nữa giới nhưng các bác sĩ cũng khuyến cáo nên đo mật độ xương kiểm tra hằng năm sau tuổi 55.
Với người già là nữ giới, qua thực tế khám chữa bệnh, BS Khánh cho biết, thoái hoá và viêm khớp gối là vấn đề thường gặp nhất, còn với nam giới đó là hoại từ chỏm xương đùi, thoái hoá khớp háng.
Để chẩn đoán chính xác tổn thương, người bệnh cần chụp phim xquang, siêu âm vùng khớp, đo loãng xương, xét nghiệm máu, thậm chí chụp cộng hưởng từ và cắt lớp… "Sự vội vàng trong điều trị, đắp lá, tiêm chọc…chỉ làm tồi tệ hơn tình trạng khớp người già dù có thể trước mắt, bệnh nhân có thấy dễ chịu hơn một chút" – BS Khánh lưu ý.
Với những trường hợp thoái hoá khớp nặng, bệnh nhân đau quá mức, đứng và đi lại hạn chế, điều trị nội khoa không cải thiện thì phẫu thuật thay khớp (gối, háng..) là giải pháp cần nghĩ đến.
Nhận xét
Đăng nhận xét