Các nhân viên y tế đã phải cấp cứu một nam thanh niên trẻ bị bất tỉnh không rõ lý do.
>> Bảng giá xét nghiệm ADN: https://gentis.com.vn/bang-gia-xet-nghiem-adn
Chỉ mới 31 tuổi, bệnh nhân, không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào, bắt đầu lên cơn co giật và đau đầu dữ dội. Bệnh nhân cũng quên mất tên của người thân - và sau đó bất tỉnh.
Sau khi được đưa đến phòng cấp cứu tại Bệnh viện Coventry, bệnh nhân đã nhanh chóng được gửi đi chụp não để tìm thủ phạm của hai ổ áp xe đầy mủ ở màng não.
Nguyên nhân? Một mảnh đầu tăm bông đã được tìm thấy nằm sâu trong tai trái của bệnh nhân.
Đầu tăm bông đã dẫn đến viêm tai ngoài hoại tử, một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn bắt đầu từ ống tai trước khi lan đến hộp sọ, nơi nó ăn qua xương.
Cơ quan y tế, các bác sĩ và thậm chí cả các nhà sản xuất đều cảnh báo không nên ngoáy sâu vào tai bằng tăm bông - nhưng hàng triệu người vẫn làm như vậy.
Dây thần kinh mặt cũng có thể bị ảnh hưởng, gây liệt mặt giống đột quỵ. Còn được gọi là viêm tai ngoài ác tính, bệnh thường gặp ở người già và những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương. Tuy hiếm gặp nhưng bệnh có thể gây tử vong.
Trường hợp bệnh nhân nam giấu tên ở trên, đã được mô tả chi tiết trong báo cáo trên tờ BMJ Case Report hồi tháng 3, không biết đầu tăm bông đã ở đó bao lâu. Nhưng bệnh nhân cho biết mình thỉnh thoảng bị đau tai trái và nghe kém trong năm năm qua.
Đầu bông đã được lấy ra dưới gây mê. Bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn – nhưng phải điều trị 8 tuần kháng sinh tiêm tĩnh mạch. Quan trọng nhất là, bệnh nhân không còn sử dụng tăm bông nữa.
Đây là một ví dụ cực đoan, nhưng tăm bông có thể gây ra một loạt vấn đề, bao gồm nhiễm trùng, nút ráy tai, thủng màng nhĩ và ù tai.
Theo khảo sát trên 1.730 người, gần hai phần ba sử dụng tăm bông và đã sử dụng trên hai tỷ chiếc mỗi năm.
Nhiều người có vẻ nghĩ rằng ráy tai là bẩn, nhưng nó là thứ tự nhiên và quan trọng.
Có những bệnh nhân còn cho bút chì và thậm chí cả kẹp tóc vào ống tai để ngoáy tai. Cách làm này sẽ làm làm tổn thương lớp da trong tai, và có thể nguy hiểm.
Ráy tai, có vai trò như một bộ lọc, giữ lại bụi và chất bẩn. Nó cũng đẩy nước, làm trơn lớp da ống tai mỏng manh, và hơi có tính axit, giết chết vi khuẩn.
Trong hầu hết các trường hợp, tăm bông chỉ đơn giản là đẩy ráy tai vào sâu trong tai. Ráy tai sau đó bị dồn ép, cứng lại và làm tắc ông tai, gây ra các vấn đề về thính giác. Chọc tăm bông vào trong tai cũng có thể gây thủng màng nhĩ, dẫn đến giảm thính lực vĩnh viễn.
Và, như đã thấy trên bệnh nhân nam ở Coventry, nhiễm trùng cũng là một nguy cơ.
Vik Veer, một bác sĩ phẫu thuật tại Bệnh viện Tai mũi họng Quốc gia Hoàng gia London, hàng ngày vẫn gặp những người bị nhiễm trùng. Ở dạng nặng nhất, nhiễm trùng ống tai này có thể tiến triển thành viêm tai ngoài ác tính, đặc biệt ở người già hoặc bệnh nhân đái tháo đường.
Vậy, nên làm sạch tai như thế nào? Câu trả lời ngắn gọn là không cần.
Bản thân ráy tai đã là cách để làm sạch tai.
Lớp da lót trong tai liên tục được đẩy ra ngoài khỏi màng nhĩ và ráy tai sẽ di chuyển cùng với nó. Khi đến tai ngoài, nó sẽ rơi ra tự nhiên.
Tuy nhiên, nếu sử dụng tăm bông, có khả năng bạn sẽ gây tổn thương cho lớp lót này, làm đảo lộn hệ thống “băng chuyển” tinh tế và ráy tai sẽ tích tụ.
BS. Veer khuyên nên sử dụng thuốc nhỏ natri bicarbonate - có bán ở các nhà thuốc - để hòa tan ráy tai cứng đầu. Sử dụng một hoặc hai lần một ngày, giảm xuống một lần một tuần, trong khoảng từ 2 đến 5 tháng trong khi chờ lớp lót trong tai lành lại.
Dầu ô liu sẽ làm mềm ráy tai, thay vì làm tan nó, nhưng sẽ rất hữu ích trước khi bạn đến bác sĩ để lấy ráy tai. Nếu bạn vẫn thường xuyên sử dụng tăm bông, để bảo vệ chống nhiễm trùng cho đến khi lớp lót liền lại, BS. Veer khuyên bạn nên sử dụng EarCalm, một loại thuốc xịt kháng khuẩn, ít nhất một lần một ngày.
Khi chúng ta già đi, ráy tai sẽ trở nên cứng và khô hơn, có thể cản trở sự di chuyển tự nhiên của nó ra khỏi tai.
Các dấu hiệu tích tụ ráy tai bao gồm giảm thính giác, cảm giác tức trong tai và ù tai.
Nếu bạn nghĩ rằng ráy tai đang làm bít tắc ống tai, thì nên đến gặp bác sĩ. Nên tránh tự hút ráy tai tại nhà. Vì nếu sử dụng không đúng cách, bạn có nguy cơ bị thủng màng nhĩ.
Và việc đốt giấy nến để hút ráy tai – cắm một tờ giấy được bôi sáp quấn tròn vào tai và đốt với niềm tin là nó sẽ hút sáp ra, là một ý tưởng thực sự tồi. Ngoài nguy cơ bỏng, các nghiên cứu cho thấy nó có thể khiến sáp nến rơi vào tai.
>> Xem thêm: Bảng giá phân tích ADN chẩn đoán bệnh di truyền
Nhận xét
Đăng nhận xét