Tôi có tiền sử 2 lần mang thai ngoài tử cung, nay chuẩn bị có thai nữa và rất lo lắng vì nghe nói vấn đề này dễ tái phát và có thể gây chết người...
>> xét nghiệm adn cha (mẹ) - con: https://phantichadn.com/xet-nghiem-adn-xac-dinh-moi-quan-he-cha-me-con
Bạn đọc N.N.A. (nữ, 29 tuổi, TP HCM), hỏi: Chào bác sĩ, tôi năm nay 29 tuổi, đã mang thai 2 lần nhưng đều là thai ngoài tử cung, phải phẫu thuật lấy ra và đã mất một bên vòi trứng. Xin bác sĩ cho hỏi thai ngoài tử cung có nguy cơ tái phát không? Việc còn 1 vòi trứng có làm tôi giảm khả năng làm mẹ? Tôi và chồng hiện đang lên kế hoạch có con, nhưng tôi nghe nói có người bị như tôi mà chết nên rất sợ. Tôi nên làm gì để an toàn cho tôi, cho con?
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP HCM, trả lời:
Thai ngoài tử cung (TNTC) còn gọi là "chửa ngoài dạ con" là tình trạng trứng thụ tinh làm tổ không đúng chỗ trong tử cung. Thông thường sau khi noãn được tinh trùng thụ tinh ở 1/3 ngoài của vòi trứng, sau đó sẽ được nhu động của vòi trứng đẩy di chuyển vào bên trong tử cung và làm tổ trong lớp niêm mạc ở vùng đáy tử cung, tiếp tục lớn lên dần để hình thành thai nhi và làm cho tử cung lớn dần lên cho đến ngày sinh . Vì một lý do nào đó mà trứng thụ tinh làm tổ ở vị trí khác (như vòi trứng, buồng trứng, ổ bụng, cổ tử cung, vết sẹo mổ cũ của tử cung…), không thích hợp, sau một thời gian thì lá nhau và phôi thai lớn lên dần sẽ gây tổn thương, chảy máu bên trong ổ bụng, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, do vậy TNTC được xem là một cấp cứu sản phụ khoa.
Có nhiều nguyên nhân gây TNTC như viêm nhiễm vòi trứng, rối loạn nhu động vòi trứng, sẹo mổ cũ trên thân tử cung (mổ đẻ, mổ bóc nhân xơ TC ), khối u ( u nang buồng trứng, u xơ tử cung…), sẹo mổ trên vòi trứng , nạo phá thai nhiều lần…, cũng có khi không tìm ra được nguyên nhân rõ ràng.
Triệu chứng kinh điển thường thấy trong TNTC là tam chứng: trễ kinh + đau bụng + ra huyết bất thường. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có đủ 3 triệu chứng trên, nếu không nghĩ tới có thể sẽ bỏ sót chẩn đoán hoặc chẩn đoán muộn, không kịp cấp cứu khi bệnh nhân đã bị xuất huyết nội, dẫn đến sốc do mất máu và có nguy cơ tử vong nếu không được phẫu thuật để cầm máu và truyền máu kịp thời.
Một số trường hợp được phát hiện sớm khi TNTC chưa vỡ có thể được điều trị bảo tồn (chỉ dùng thuốc làm thai ngưng phát triển, tránh phải phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng hoặc tử cung) nhưng vẫn có nguy cơ bị TNTC lần sau nếu nguyên nhân gây TNTC vẫn còn .
Trường hợp của bạn đã có tiền sử TNTC 2 lần và đã cắt bỏ 1 bên vòi trứng thì phải hết sức cảnh giác khi chuẩn bị có thai. Bạn cần tự theo dõi, đi khám ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ có thai, đến các bệnh viện sản khoa lớn, khi đi khám phải khai rõ tiền sử bị TNTC lần trước và tuân thủ lịch khám thực hành tự theo dõi theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu buồng trứng hoạt động tốt và vòi trứng còn lại của bạn không có vấn đề gì, các nguyên nhân có thể gây TNTC đã được xử trí tốt thì bạn vẫn có khả năng có thai và làm mẹ như bình thường.
Nhận xét
Đăng nhận xét