Giải pháp cho người uống rượu bia mà không tăng đường huyết


Theo thống kê tại các bệnh viện lớn trên cả nước, thời điểm trước/trong và sau Tết Kỷ Hợi 2019, rất nhiều bệnh nhân nhập viện liên quan đến rượu bia. Trong đó, nhiều trường hợp cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu, đường huyết tăng cao hoặc hạ quá mức. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, người tiểu đường vẫn có thể uống rượu bia mà không gây nguy hại cho đường huyết nếu uống đúng cách.


Uống rượu bia sai cách, người tiểu đường chịu cái kết “nhập viện”

2 giờ sáng, ngày 31/01/2019, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân Đ.V.L (28 tuổi, ở Bắc Ninh) nhập viện trong tình trạng bất tỉnh. Xét nghiệm cho thấy nồng độ kali/máu, đường/máu hạ thấp, rối loạn nhịp tim. Bệnh nhân được chẩn đoán bị hạ đường huyết quá mức do lạm dụng rượu bia trong một thời gian dài với số lượng lớn. Sau 3 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã qua giai đoạn nguy kịch, tuy nhiên vẫn cần tiếp tục theo dõi và điều trị lâu dài.



Hậu quả của việc uống rượu bia sai cách ở người tiểu đường thường nặng hơn so với người bình thường, do rượu bia có tác động trực tiếp đến đường huyết, gây nguy hiểm cho người bệnh:

- Nhiều người bệnh sử dụng rượu bia lúc đói, đồ uống này gây ức chế sự chuyển hóa glycogen tại gan thành glucose để chuyển vào máu, làm suy giảm chức năng điều hòa đường huyết của gan, gây hạ đường huyết.

- Nhiều trường hợp rượu bia phản ứng phụ với một số nhóm thuốc điều trị tiểu đường như sulfonylurea, các loại meglitinide gây hiện tượng hạ đường huyết đột ngột.

- Người bệnh uống nhiều rượu bia trong một thời gian dài, làm tăng sự hấp thụ cồn vào cơ thể. Nồng độ cồn trong máu cao sẽ làm giảm hiệu quả của insulin, gây tăng đường huyết.

- Nhiều loại rượu ngọt như rượu vang, rượu táo mèo, rượu sim… có thể gây tăng đường huyết đột ngột.

Nguy hiểm hơn, hai tình trạng say rượu và hạ đường huyết có nhiều biểu hiện giống nhau như vã mồ hôi, bủn rủn chân tay, chóng mặt, mất thăng bằng… khiến nhiều người rất khó phân biệt. Do đó, nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng như trường hợp của bệnh nhân Đ.V.L.



Người tiểu đường uống rượu như thế nào để không nguy hiểm tới đường huyết?

Theo thầy thuốc ưu tú, Thạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi – Nguyên trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện 198: người bệnh tiểu đường khi uống rượu bia cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

1. “Kiểm tra đường huyết trước khi uống tránh trường hợp hạ đường huyết quá mức và chủ động kiểm soát lượng rượu bia có thể sử dụng.

2. Chỉ nên uống tối đa 1-2 cốc nhỏ mỗi ngày, tương đương với 30ml - 60ml rượu mạnh, hoặc 100 - 150ml rượu vang nguyên chất, hoặc 330ml bia. Mỗi tuần chỉ nên uống tối đa 5 ngày. Có thể pha rượu mạnh với nước lọc cho rượu loãng hơn và giảm nồng độ cồn nạp vào cơ thể.

3. Có thể ăn nhẹ 1 chút phomai, rau xanh, bánh mì, sữa chua...trước khi uống, tránh trường hợp hạ đường huyết sau uống.

4. Uống chậm: Trung bình, cơ thể cần khoảng 1 tiếng đồng hồ để “tiêu hủy” hết 30ml rượu. Vì thế, hãy uống chậm để cơ thể có đủ thời gian đốt cháy hết lượng rượu bia đã nạp vào cơ thể.

5. Kiểm tra đường huyết trong vòng 1 giờ sau khi uống rượu bia. Nếu có bất kỳ phản ứng nào bất thường như toát mồ hôi, run chân tay… người bệnh hãy tự kiểm tra đường huyết ngay để có những biện pháp phòng ngừa thích hợp.

6. Đối tượng cần nói không với rượu bia: Trẻ em hoặc phụ nữ có thai, đang cho con bú, người bệnh có biến chứng tim mạch, thận (suy thận), thần kinh nặng… Bệnh nhân tiểu đường phải cẩn thận hơn khi dùng đồ uống có cồn. Tốt nhất là không nên sử dụng là an toàn hơn.

7. Dùng kết hợp thuốc điều trị với sản phẩm hỗ trợ người tiểu đường ổn định đường huyết”.

Thực tế cho thấy, việc áp dụng nghiêm khắc 6 nguyên tắc trên trong những ngày đầu năm là rất khó khăn. Đó là chưa kể chế độ sinh hoạt, luyện tập, dùng thuốc trong những ngày này cũng bị đảo lộn nhiều khiến người bệnh khó mà kiểm soát đường huyết. Do đó, giải pháp cho người bệnh là sử dụng sản phẩm hỗ trợ người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết.

Nhận xét