Tắm cho bé chính là khoảng thời gian cả mẹ và con được thoải mái thư giãn, chơi đùa và thậm chí là trò chuyện với nhau để gắn kết gia tăng tình cảm.
>> xét nghiệm adn làm thẻ adn cá nhân: https://phantichadn.com/xet-nghiem-adn-lam-the-adn-ca-nhan
Không những thế, tắm còn giúp bé cảm thấy sạch sẽ, thoải mái và ngủ ngon giấc, ăn ngon miệng hơn. Có thể nói, tắm là một trong những bước không thể thiếu trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ.
Tưởng chừng là chuyện vô cùng đơn giản và dễ làm và tắm lúc nào cũng được, tuy nhiên, có những thời điểm mẹ tuyệt đối không được tắm cho bé vì có thể tổn hại đến sức khỏe cũng như tinh thần của trẻ nhỏ.
Sau khi chích ngừa
Khi bé mới chích ngừa, mẹ chỉ nên lau người cho con chứ không nên tắm. Nguyên nhân là do sau khi tiêm các loại vắc-xin, chỗ tiêm thường sẽ bị sưng và nổi đỏ. Nếu không giữ kỹ vết thương này sẽ dễ bị nhiễm trùng, sưng tấy gây đau đớn rất tội nghiệp cho bé.
Tốt nhất là sau khi chích ngừa, mẹ hãy chờ khoảng 1 – 2 ngày rồi mới tắm rửa như bình thường cho bé, trong thời gian đó có thể dùng nước lau người hoặc tắm nhẹ nhàng, tránh phần vết thương.
Khi con đói bụng
Không nên tắm cho trẻ khi vừa bú xong nhưng mẹ cũng tuyệt đối đừng vì thế mà tắm khi con đang đói bụng. Việc tắm cho bé khi bé đang đói bụng có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn mẹ tưởng.
Dạ dày trống rỗng là lúc lượng đường trong cơ thể trẻ bị hạ thấp và không đủ năng lượng cũng như chưa sẵn sàng cho việc tắm táp.
Nếu mẹ cứ cố tắm cho bé khi con đang khó chịu, khóc quấy vì đói, bé rất dễ bị choáng váng, xỉu, cơ thể mệt mỏi thậm chí là tử vong đột ngột.
Sau khi bé mới bú no
Sau khi bé mới được bú no, mẹ phải nhớ tuyệt đối không tắm cho con ngay lập tức vì đây là một thói quen hoàn toàn sai lầm. Khi tắm, các mạch máu giãn nở hết mức và lưu lượng máu cũng dồn hết vào bề mặt da.
Trong khi đó, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ vốn non nớt lại càng không thể hoạt động mạnh mẽ vì thiếu máu sẽ dẫn đến tình trạng không hấp thụ được chất dinh dưỡng và gây ra các căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, nguy cơ trẻ bị sặc, nôn mửa vì tắm ngay sau khi ăn no là rất cao.
Nguyên nhân là bởi vì lúc này dạ dày của trẻ đã mở rộng, các tác nhân bên ngoài sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt làm trẻ luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, nôn mửa,…
Khi bé đổ mồ hôi
Nhiều mẹ thấy thời tiết nóng nực hoặc con mới vận động, đổ nhiều mồ hôi nên vội vàng đưa con đi tắm để sạch sẽ hơn. Điều này hoàn toàn không tốt và rất sai lầm.
Trong thời điểm này, lỗ chân lông của con giãn nở rộng để thoát mồ hôi và tản nhiệt, nếu đi tắm, nhiệt độ của nước dễ dàng xâm nhập khiến trẻ bị bệnh, cơ thể mệt mỏi. Nếu thấy con bị đổ mồ hôi nhiều, tốt nhất mẹ nên lau khô người và chờ khoảng 30 phút đến một tiếng rồi mới tắm.
Tắm cho trẻ sơ sinh vào lúc nào là tốt nhất?
Có 2 khung giờ tốt trong ngày mẹ nên lưu ý để tắm cho bé đó là vào buổi sáng từ 10 – 11 giờ và buổi chiều khoảng 15 – 16 giờ. Đối với trẻ sơ sinh, mẹ có thể tắm cách ngày chứ không bắt buộc ngày nào cũng phải tắm.
Khi tắm, mẹ hãy nhẹ nhàng thực hiện các động tác massage, lau mặt, cổ, tai rồi mới đến phần thân. Sau khi tắm xong phần thân chị em mới nên gội đầu cho bé, việc gội đầu cũng cần được thực hiện hết sức cẩn thận để tránh gây trầy xước và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tắm là khoảng thời gian cực kỳ thích hợp để chị em trò chuyện, chơi đùa cùng con , giúp gắn kết tình cảm giữa con và mẹ thêm khăng khít. Chị em nên tập cho bé đi ngủ sau khi tắm sẽ là một thói quen vô cùng tuyệt vời và tốt cho sức khỏe.
Một giấc ngủ sau khi tắm mát là hình thức thư giãn tốt nhất giúp trẻ thoải mái tinh thần, ăn ngon miệng và kích thích tăng trưởng thể chất, lớn nhanh khỏe mạnh.
Nhận xét
Đăng nhận xét