Thức ăn, đồ uống trong mấy ngày Tết thường chứa nhiều chất béo, đường… khiến bé khó tiêu, tăng cân vượt mức, thậm chí có trường hợp bị giảm cân do bữa ăn không hợp lý.
>> xét nghiệm adn cha (mẹ) - con: https://phantichadn.com/xet-nghiem-adn-xac-dinh-moi-quan-he-cha-me-con
Tết cổ truyền Việt Nam là dịp nghỉ dưỡng, đi chơi, thăm viếng người thân, bạn bè… Vì có quá nhiều hoạt động trong ngày Tết, nên cha mẹ thường lơ là bữa ăn của bé. Bên cạnh đó, thức ăn, đồ uống ngày Tết đa phần là những món nếu dùng nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ trẻ em.
Dinh dưỡng cho bé từ sơ sinh đến 3 tuổi
Những bé còn bú sữa mẹ, hoặc mới tập ăn dặm thì hầu như Tết không ảnh hưởng mấy đến vấn đề dinh dưỡng. Vì thời điểm này sữa mẹ, sữa công thức hoàn toàn có thể cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết. Các bà mẹ đang cho con bú chỉ cần chú ý đến việc ăn ngủ đúng giờ, không ăn nhiều đồ cay, nóng, không dùng đồ uống có gas để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
Dù bận rộn trong dịp Tết cha mẹ cũng không thể lơ là bữa ăn của con.
Bé từ 2 – 3 tuổi cần nhiều dưỡng chất để phát triển trí não, nên cha mẹ dù bận rộn cũng không được để trẻ quá đói, ăn uống không đúng giờ. Khi đưa trẻ đi chơi, cha mẹ cần chuẩn bị các loại thực phẩm bổ sung như sữa chua, sữa công thức, bánh ăn dặm, bánh dinh dưỡng phù hợp để lúc nào cũng có thể đảm bảo trẻ được ăn uống đầy đủ. Với trẻ biếng ăn, cha mẹ có thể cho bé thử những món ăn đa dạng, bắt mắt trong ngày Tết để kích thích khẩu vị.
Ngày Tết, chợ và siêu thị hầu hết không hoạt động, nên cha mẹ cũng cần phải tính toán dự trữ sẵn những Thức ăn cần thiết cho bé như thịt, rau tươi. Khi không đủ thời gian chuẩn bị bữa ăn cho bé, các loại cháo tươi đóng gói tiện dụng cũng có thể thay thế. Dĩ nhiên, không nên lạm dụng, cần thiết có thể nêm nếm lại, thêm rau, dầu, thịt cá để đảm bảo dinh dưỡng cân bằng.
Với các bé đã có thể ăn uống đa dạng
Vấn đề ăn uống với các bé lớn tuy ít cầu kì hơn bé nhỏ nhưng vẫn phải chú trọng. Bởi Tết là thời điểm bé béo phì rất dễ tăng cân do đồ ngọt, đồ béo, còn bé biếng ăn, suy dinh dưỡng lại dễ bị sút cân bởi ham chơi, cha mẹ bận rộn...
Nước ngọt và thức ăn nhanh sẽ khiến bé bị béo phì
Theo bác sĩ dinh dưỡng Minh Nguyệt, ngoài thức ăn, cha mẹ cần lưu ý việc bổ sung nước cho bé trong mùa Tết. Bởi thực phẩm ngày Tết thường nhiều dầu mỡ, cùng với việc bé đi chơi và hoạt động nhiều, khiến cơ thể mất nước. Cha mẹ nên chủ động nhắc nhở, cho bé uống nước. Hạn chế việc trẻ đòi uống các loại nước ngọt có gas. Thay vào đó, có thể thay thế bằng nước ép, sinh tố trái cây, vừa cung cấp thêm nước, dinh dưỡng mà còn bổ sung chất xơ giúp bé dễ tiêu hơn khi dùng các thức ăn ngày Tết.
Với các bé thừa cân, béo phì, dù rất khó nhưng cha mẹ phải hạn chế trẻ ăn nhiều bánh, kẹo mứt vốn rất sẵn trong dịp Tết. Nước ngọt có gas cũng là “kẻ thù” với trẻ em bị béo phì. Các thực phẩm dễ gây tăng cân như bánh tét, bánh chưng, thịt mỡ… nếu không tránh được thì cha mẹ phải kiểm soát về số lượng khi cho trẻ ăn. Cha mẹ nên tận dụng dịp Tết để trẻ được vận động nhiều hơn, có lợi cho việc giảm cân.
Cân bằng dinh dưỡng để bé phát triển tốt hơn
Với các bé thiếu cân, suy dinh dưỡng cũng phải hạn chế đồ ngọt, nước uống có gas, vì ảnh hướng đến dinh dưỡng và khẩu vị của trẻ. Cho trẻ ăn đầy đủ, đúng giờ và chú ý đến các bữa phụ. Có thể dùng sữa tươi, sữa chua trộn trái cây, nước ép, bánh dinh dưỡng… để làm bữa phụ cho bé. Khi đưa bé đi chơi, nên đem theo thức ăn hợp khẩu vị, các loại thức ăn phụ… và cho trẻ nạp dinh dưỡng đúng giờ, dù ăn ít cũng không được bỏ bữa.
Điều cuối cùng, là vấn đề vệ sinh thực phẩm trong ngày Tết. Hệ tiêu hoá và thể chất các bé không bằng người lớn, nên tuyệt đối không cho trẻ ăn các thức ăn đã để lâu, nguội, dư thừa…
Nhận xét
Đăng nhận xét