GD&TĐ - Hiến tạng nói chung và hiến thận nói riêng là nghĩa cử cao đẹp được xã hội quan tâm và ủng hộ. Tuy nhiên, việc hiến đi một phần cơ thể mình để cứu giúp người khác đôi khi khiến người có ý định hiến tạng, hiến thận e dè và lo lắng, liệu sau khi hiến thận có ảnh hưởng sức khỏe không?
>>xét nghiệm adn hết bao nhiêu: https://xetnghiemadn.com.vn/xet-nghiem-adn-bao-nhieu-tien-la-hop-ly.html
Vì sao bạn có thể hiến thận?
Cơ thể một người bình thường có hai quả thận. Thông thường khi không có bệnh tật, mỗi thận chỉ sử dụng khoảng dưới 40% chức năng của nó. Khi một thận bị thương tổn, thận còn lại có thể hoạt động tăng cường để bù đắp chức năng của thận hỏng.
Do có khả năng hoạt động bù trừ như vậy nên khi ta hiến một bên thận, thận còn lại vẫn có khả năng làm việc và đảm bảo chức năng sinh lý cũng như sức khỏe sau hiến thận như bình thường của cơ thể.
Sau khi hiến thận có bị ảnh hưởng sức khỏe không?
Câu hỏi đặt ra lớn nhất của người hiến khiến họ băn khoăn và lo lắng chính là hiến thận có ảnh hưởng đến sức khỏe không.
Về điều này, theo như những nghiên cứu và theo dõi trên số lượng lớn những người tình nguyện hiến thận cho thấy, hiến thận không phải là nguyên nhân gây giảm tuổi thọ và cũng không phải là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau hiến.
Điều này được giải thích vì, những người hiến thận mặc dù là tình nguyện nhưng trước khi hiến tất cả đều được đánh giá tổng quan về sức khỏe và chức năng thận còn lại. Như vậy có thể đảm bảo rằng, thận còn lại của người hiến có thể hoạt động thay cả phần của thận đã hiến trên cơ thể người cho tặng thận.
Tuy nhiên, do chỉ còn có một bên thận trong cơ thể, nên người hiến tặng cần hạn chế tham gia những môn thể thao cường độ quá mạnh như bóng đá để tránh chấn thương thận còn lại. Ngoài ra, người hiến cũng cần tuân thủ chế độ ăn đúng để đảm bảo chức năng của thận, sức khỏe sau hiến thận không bị suy giảm.
Hiến thận ở đâu để đảm bảo an toàn?
Việc hiến thận là một hành động, nghĩa cử rất cao đẹp nhưng liệu có phải bạn có thể hiến thận ở bất kỳ đâu? Hoàn toàn không, việc hiến thận chỉ có thể được thực hiện ở những cơ sở y tế có chuyên môn được pháp luật quy định. Đó là những bệnh viện trung tâm trực thuộc Bộ Y tế.
Bởi hiện nay có rất nhiều những trường hợp do không tìm hiểu rõ ràng các thông tin về địa chỉ thực hiện hiến thận, nên đã trở thành đối tượng lợi dụng của những kẻ trục lợi, lừa đảo, buôn bán nội tạng,…
Vì vậy, để có thể đảm bảo hành động cao đẹp của mình có thể đem đến sự sống cho những người bệnh chờ thận, hãy đến cơ sở y tế có thẩm quyền để hiến thận một cách an toàn và đúng quy định.
Những lưu ý chăm sóc sau hiến thận
Những người hiến thận nói riêng và hiến tạng nói chung đều có quyền được hưởng những quyền lợi theo pháp luật quy định vì những đóng góp cho sức khỏe xã hội của họ. Về cơ bản, những quyền lợi mà người hiến thận nhận được sau hiến tặng gồm:
• Người hiến thận sau khi thực hiện phẫu thuật cho thận được được chăm sóc sức khỏe tại cơ sở y tế đến khi cơ thể bình phục để kiểm tra ảnh hưởng của hiến thận với sức khỏe.
• Được khám sức khỏe định kỳ miễn phí tại các cơ sở y tế theo quy định của pháp luật .
• Được hưởng bảo hiểm y tế thăm khám chữa trị sức khỏe với mức chi trả 100% tính từ ngày hiến.
• Những người hiến thận là đối tượng được ưu tiên so với các bệnh nhân khác nếu có yêu cầu ghép tạng để chữa bệnh.
• Đối với người hiến tạng sau khi chết sẽ được truy tặng kỷ niệm chương Vì sức khỏe nhân dân để biết ơn hành động của người đã khuất.
Hiến thận được y học chứng minh hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe người hiến tặng sau khi cho thận. Nhưng để có thể phát huy được hết giá trị cao đẹp của nghĩa cử này, làm sao thận hiến đến được đúng đối tượng cần thiết nhất và đảm bảo quyền lợi cho người hiến về sau, người hiến cần trang bị cho mình những kiến thức về hiến thận theo hướng dẫn và quy định của pháp luật.
>> xem thêm: nơi xét nghiệm adn tại hà nội
Nhận xét
Đăng nhận xét