Nhiều người cho rằng ăn uống no mới có đủ sức khỏe chịu đựng nên thường lén ăn trước phẫu thuật mà không báo bác sĩ biết. Chính điều này dễ gây tử vong.
>> xét nghiệm adn huyết thống trước sinh: https://xetnghiemditruyen.com.vn/xet-nghiem-adn-huyet-thong-truoc-sinh-khong-xam-lan/
Để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong cuộc phẫu thuật dưới gây mê hoặc gây tê, bệnh nhân đều bắt buộc phải được nhìn ăn, uống ít nhất 6 tiếng trước khi phẫu thuật chương trình (trừ trường hợp mổ cấp cứu không có thời gian chờ đợi). Tuy nhiên, với tâm lý: “Ăn mới có sức để mổ” hoặc “ Tôi đói quá không chịu được…” nên thường ăn trước mổ mà không hề lường trước được hậu quả nghiêm trọng, một nguy cơ tiềm tàng trong cuộc phẫu thuật mà có thể dẫn tới tử vong.
Các bác sĩ thường có lý do cho những lời khuyên mà họ đưa ra, nhưng nhiều bệnh nhân thường tò mò tự hỏi tại sao họ phải nhịn đói trước khi lên bàn mổ.
Khi bệnh nhân không tuân thủ khuyến cáo của bác sĩ sẽ dễ xảy ra các biến chứng gây tử vong
Mặc dù gây mê là việc làm thiết yếu để kiểm soát cơn đau bằng cách làm cho bệnh nhân bất tỉnh trong ca mổ, song thuốc mê gây ra những nguy cơ mà các bác sĩ gây mê hồi sức phải làm hết sức để giảm bớt. Họ cấm chúng ta ăn hoặc uống sau nửa đêm để tránh hít phải thực phẩm, chất lỏng, chất rắn, hoặc chất nôn vào phổi hoặc đường hô hấp thay vì nuốt qua thực quản xuống dạ dày. Điều này có thể dẫn đến tắc đường hô hấp và viêm phổi sau này.
Khi bệnh nhân không tuân thủ khuyến cáo của bác sĩ sẽ dễ xảy ra các biến chứng như: Thở khò khè, tím tái, co thắt phế quản, tụt huyết áp, phù phổi, tắc nghẽn phế quản làm giảm sức đàn hồi và giảm sinh khí máu làm thiếu máu, tăng nhịp thở, tiến triển thành ARDS, có thể gây ra đột tử hay tử vong muộn do các biến chứng của phổi…
Theo các bác sĩ, trường hợp bệnh nhân trót ăn nên nói thật để bác sĩ có thể cân nhắc nếu chưa cần mổ cấp cứu, bác sĩ sẽ lùi giờ mổ. Còn trường hợp phải mổ cấp cứu, bác sĩ sẽ mở thêm ống thông dạ dày để thức ăn qua ống thông dạ dày không gây sặc, nôn cho người bệnh.
Nhận xét
Đăng nhận xét