Nguy cơ nhiễm ký sinh trùng từ thức ăn sống
Trong quá trình hút dịch, các bác sĩ đã phát hiện nhiều ký sinh trùng ra cùng dịch phổi. Đây là hậu quả từ việc ăn đồ sống.
>> xét nghiệm adn ở tphcm: https://xetnghiemadn.com.vn/noi-xet-nghiem-adn-tai-tp-ho-chi-minh.html
Trưởng khoa Điều trị chuyên ngành (Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng T.Ư) Trần Huy Thọ cho biết, trường hợp như bệnh nhân trên không phải là hiếm gặp. Bác sĩ Thọ từng tiếp nhận bệnh nhân được chẩn đoán ung thư gan giai đoạn cuối. Tuy nhiên, sau nhiều tháng, bác sĩ đã tìm ra bệnh nhân mắc sán lá gan, không phải ung thư. Thời gian gần đây, Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng T.Ư tiếp nhận khá đông bệnh nhân bị sán lá gan lớn do ăn rau sống, gỏi. Như trường hợp bệnh nhân Phạm B. (sinh năm 1957, huyện Mê Linh, Hà Nội) thường xuyên bị đau đầu, hoa mắt chóng mặt từ năm 10 tuổi. Từ đó trở đi, ông luôn phải dùng tới thuốc giảm đau. Tới năm 2016, ông B. bị đau đầu dữ dội, xuất hiện co giật và ngất đi tỉnh dậy thường không nhớ gì. Sau lần đó, ông đã đi khám tại bệnh viện huyện nhưng điều trị không dứt bệnh. Càng về sau, triệu chứng co giật của ông B. xuất hiện càng nhiều nên gia đình đã xin chuyển lên tuyến trên điều trị. Kết quả chụp não của ông B có rất nhiều vị trí tổn thương. Ông B. được chẩn đoán bị sán não, sán đóng “kén” trong não gây ra tình trạng co giật cho bệnh nhân. Hay như trường hợp bệnh nhân Nguyễn Đình Đ. (46 tuổi, huyện Đông Anh, Hà Nội) thường xuyên bị đau tức thượng vị, sốt nhẹ, mệt mỏi, sút cân kèm theo rối loạn tiêu hóa. Đầu năm 2018, sợ mắc ung thư gan anh Đ. đã đi tầm soát thì phát hiện mắc bệnh sán lá gan lớn. Sán ký sinh làm cho anh bị tổn thương áp xe gan 70 x 50mm. Qua khai thác tiền sử bệnh, được biết, anh có thói quen ăn nhậu với bạn bè nên thường ăn tiết canh, rau sống, thịt sống (nem chua, nem chạo) và hay ăn lẩu. Đó chính là con đường đưa ký sinh trùng vào cơ thể.
Theo bác sĩ Thọ, 3 căn bệnh do ký sinh trùng có tỷ lệ người đến điều trị tại viện cao, lần lượt giun đũa chó mèo, sán lá gan lớn và ấu trùng sán. Giun đũa chó, mèo gây ra tình trạng ngứa khó chịu cho bệnh nhân. Ấu trùng khi ký sinh ở cơ quan nào sẽ gây nguy hiểm cho cơ quan đó. Chẳng hạn, ký sinh ở gan gây tổn thương gan, ký sinh ở mắt gây giảm thị lực, ký sinh tại não khiến cho bệnh nhân đau đầu co giật… Điều đáng nói, điều trị giun đũa chó mèo phụ thuộc vào khả năng đáp ứng thuốc của bệnh nhân. Bác sĩ Thọ khuyến cáo, cách phòng bệnh ký sinh trùng tốt nhất là thay đổi thói quen ăn uống. Không ăn đồ sống (rau sống, thịt sống, tiết canh, nem chạo, rau thủy sinh dưới nước), uống nước đun sôi để muội, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh...
>> Xem thêm: địa chỉ xét nghiệm adn ở hà nội
Nhận xét
Đăng nhận xét