Nguyên nhân gây ra chứng đau vai gáy


Đau vai gáy là triệu chứng dễ mắc phải ở nhiều người và là một dạng rối loạn thần kinh cơ. Bệnh xảy ra do chứng co cứng cục bộ, đột ngột của cơ vùng cổ, bắt nguồn từ sự rối loạn chức năng thần kinh chứ không phải là do tổn thương về xương khớp hay đốt sống cổ và đĩa đệm. 



Đau vai gáy có thể không nguy hiểm, song có thể gây ra nhiều lo lắng, khó chịu, mệt mỏi, giảm sút sức lao động và chất lượng cuộc sống

Tùy theo từng mức độ của bệnh mà người bệnh có những biểu hiện khác nhau. Cơn đau có thể từ vùng gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay cả hai bên. Đau có thể kèm cảm giác cứng đơ vùng cổ, khi đó cử động cổ rất đau.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính, đặc biệt là ở những người có đặc thù công việc phải ngồi nhiều giờ liền tại một vị trí (người làm công việc văn phòng được cho là đối tượng chủ yếu mắc phải bệnh đau vai gáy). Hội chứng này thông thường không nguy hiểm, song có thể gây ra nhiều lo lắng, khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh, làm giảm sút sức lao động và chất lượng cuộc sống. 

Có không ít nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau vai gáy. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp đau vai gáy bắt nguồn từ những nguyên nhân liên quan đến thói quen sinh hoạt. Các thói quen như ngồi làm việc ở bàn giấy (như đánh máy, cúi xuống đọc văn bản hoặc sửa chữa văn bản), soạn giáo án (các thầy cô giáo) liên tục nhiều giờ mỗi ngày và trong một thời gian dài, là những tác nhân trực tiếp gây ra tình trạng này.

Bên cạnh đó, việc thường xuyên ngủ nghiêng, gối đầu cao, tựa đầu vào ghế, hoặc các trường hợp ngồi phía trước máy điều hòa hay quạt, cũng là những nguyên nhân có thể gây ra chứng đau vai gáy. 

Để tránh bị đau vai gáy, mọi người cần vận động cơ thể thường xuyên bằng cách tăng cường tập luyện thể dục, thể thao với các bài tập phù hợp. Ở bất kể độ tuổi nào cũng không nên làm việc liên tục, mà cần có những khoảng thời gian nghỉ, mỗi 60 phút nên đứng dậy để thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay từ 10 đến 20 lần. Khi đã có những triệu chứng của đau vai gáy, cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị phù hợp.

Trong những trường hợp đau nhiều, bác sĩ sẽ kê toa dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, giãn cơ. Ngoài ra có thể kết hợp với xoa bóp hoặc châm cứu.

>> Tin liên quan: xét nghiệm adn trước sinh

Nhận xét